SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
lũ lụt ra vịnh Xiêm La, nhưng về phía Bắc, sát biên giới.
Kinh này đào năm năm ròng (1819-1824) mới xong vì
qua vùng núi.
Để thưởng công người đốc suất, triều đình cho lấy
tên Nguyễn Văn Thoại để đặt cho con kinh thứ nhất
(Thoại Hà) và tên vợ ông đặt cho con kinh thứ hai (Vĩnh
Tế). Trong việc đào kinh Vĩnh Tế, sức khỏe người dân
phu - kể cả phụ nữ - không được bảo đảm; đồng không
mông quạnh, ăn uống thiếu thốn, người chết vì bệnh quá
cao. Cũng có người chết vì bị sấu ăn thịt. Triều đình
phải ra lịnh cải táng, đem chôn tập trung bên sườn núi
Sam, lập đàn cúng tế để giải oan.
Bài văn tế, không biết do ai soạn, những câu mô tả
thảm cảnh người đào kinh:
Lúc sanh khi lớn khôn tường
Là trai hay gái khó tường họ tên!
Hiền hoặc dữ, hư nên nào rõ,
Cha anh đâu, còn có cháu con?
... Than ôi! ai cũng người ta,
Mà sao người lại thân ra thế này!
Sứ triều Nguyễn ghi rõ bài văn tế đó là “Thừa đế
lịnh, tế cô hồn Vĩnh Tế tân kinh”
, nghĩa là thừa lệnh
vua mà làm.
Đào kinh xong, lại đắp đường ngắn, nối liền núi
Sam ra Châu Đốc, tương đối rộng, ngựa xe qua lại dễ
dàng, cao khoảng ba mét, đề phòng nước lụt. Đào xong
Nguyễn Văn Thoại cho dựng bia Châu Đốc tân lộ kiều
lương (1828)
. Qua lời văn trên bia, ta biết được rằng