ngưng ngang không nói tiếp.
Trọng Minh quắc mắt:
- Thì ….sao ?
- Thì ….. em không còn nói gì với cô nhỏ đó được nữa. Vì cô ta …..đã chết
rồi!
Giậu nhảy chồm tới. Gã đụng ngay Đặng Sâm. Viên hương quản khẽ lắc
đôi vai. Giậu đã bị hất đẩy về chỗ cũ. Đoạn, ông ta ngó Bạch Phụng:
- À, thấy thế rồi tại sao cô không làm gì hết ? Không báo cho ai biết cả ?
- Vâng, lẽ ra tôi phải hô hoán, rồi đi báo cho mọi người biết ngay kia đấy.
Không hô hoán, không đi báo ngay thành thử mấy hôm sau tôi cứ ân hận
mãi. Khốn nỗi lúc đó, lúc đó, vì sợ hãi quá, cuống quít lên không biết làm
sao cho phải nữa.
Giậu gào lên:
- Nói láo ! Lúc đó Chi Lan vẫn còn sống nguyên mà.
Mặc tình cho Giậu cãi lại, mặc tình cho Trọng Minh bắt buộc phải nói rõ sự
thật, Bạch Phụng vẫn giữ nguyên “lời khai”, cương quyết giữ nguyên
không thay đổi. Nghĩa là: sau khi Giậu bỏ đi rồi, nàng mới bước vào vựa
rơm để trông thấy Chi Lan đã chết ….treo cổ. Nàng sợ quá bỏ chạy, và
cũng vì sợ quá đã không dám hô hoán cho ai biết.
Tất cả nội dung lời khai của Bạch Phụng chỉ có thế, giản dị chỉ có thế !
Cô gái nhìn Trọng Minh:
- Tất cả chỉ có thế ! Em còn biết gì hơn nữa đâu mà nói thêm. Đó ! Anh
muốn biết rõ hết sự thật ! Em nói hết rồi đó !
Ủy viên cảnh sát Đặng Sâm trừng mắt nhìn Giậu:
- Nếu vậy thì ….
Giậu la lên:
- Không ! Tôi không giết nàng mà ! Trời ơi !
Lời khai của nữ nhân chứng Bạch Phụng lại có tác dụng trái ngược hẳn ý
gã mong muốn. Nghiệt ngã hơn nữa, lời khai đó lại chứng minh giả thuyết
của bác sĩ Mã là đúng. Giả thuyết cho rằng: Giậu, vì không hiểu rõ thái độ
của Chi Lan đã tưởng lầm rằng nàng khiêu khích, thách đố, nên anh ta đã
… Đến khi nhận ra hậu quả vô cùng nguy hại nếu một người thứ ba biết