động tác, Chi Thoa đều thực hiện với một dụng ý. Ông Lê Phi chợt có cảm
giác trái tim mình như có ai vừa bóp mạnh một cái.
Chút xíu nữa thì ông đã la lên: “Để đó đi !”. Liếc nhanh mắt ngó cặp môi
cha đang run rẩy, Chi Thoa đã ngầm đoán được từng tiếng ông sắp thốt ra,
nhất là em có cảm giác “thấy” được cả những tiếng đó. Nhưng lại:
- Ờ, ờ, tốt lắm. Chi Thoa ! Con cố đan nốt cái áo đó đi, nghe.
Câu nói trái ngược hẳn với câu em đoán ngầm cũng chưa khiến được cô bé
hoàn hồn. Hai giọt nước mắt rớt nhanh xuống gò má. Chi Thoa thốt lên:
“Ba !”. Và ngã vật vào vòng tay cha, vùi mặt vào ngực cha, khóc nức nở.
***
Nhiều người vẫn quan niệm rằng, kỷ niệm chỉ có thể sống lại được nhờ
hình ảnh. Có khi không cần phải là những hình ảnh quan trọng nữa. Chỉ
một hình ảnh chi tiết nhỏ thôi cũng đã đủ.
Người cha, một tâm hồn chất phác, bình dị, không cần phân tích mà cũng
không biết phân tích điều nhận xét vừa nêu trên. Ông chỉ biết rằng mỗi khi
“nhìn thấy” trong tâm óc, đôi bắp chân xám ngoét, đôi bàn chân, một bên
còn mang dép, một bên không, là ông lại không thể nào cưỡng nỗi sự lôi
kéo trở về với những phút giây của mấy hôm trước. Lê Phi đành buông tay
nhắm mắt chìm sâu vào cơn ác mộng quá khứ hãi hùng…
Hôm ấy … ! …
- Quái ! Con Chi Lan đi đâu thế hả mình ?
Bà Liên đặt ly nước cháo nóng pha sẵn đường lên bàn, trước mặt chồng:
- Em không biết nữa. Em cũng mới đi về đây nầy.
Mỗi khi đi đâu về, ông Lê Phi có thói quen thích uống một ly nước cháo lọc
pha đường, thật nóng. Nhấp từng ngụm nhỏ, đôi mắt nhìn vợ trìu mến, ông
thong thả nuốt chất nước béo bổ ngon lành. Nhìn nét mặt vui vẻ của chồng,
bà Liên cũng biết là không thấy mặt con gái lớn nên ông hỏi vậy thôi chớ