- Nay trẫm muốn ra quân bình định Giao Chỉ nhưng các quan có người
cho rằng việc vận chuyển lương thực khó khăn, người thì bảo thuỷ quân
của An Nam rất mạnh, thuỷ quân của ta không thể địch nổi. Theo ý khanh
nên làm thế nào?
Trương Văn Hổ tâu:
- Những khó khăn mà các quan trong triều đã tâu trình đều đúng cả
nhưng không phải không vượt qua được.
- Vậy hẳn khanh đã có chủ kiến của mình?
- Tâu bệ hạ! Phàm đã tiến hành chiến tranh thì không bao giờ lại chỉ
có thuận lợi mà không có khó khăn. Vì vậy người làm tướng phải cân nhắc
thuận lợi khó khăn của ta và của đối phương xem bên nào nhiều ưu thế
hơn, tiếp theo tìm cách hoá giải những khó khăn của ta, biến chúng thành
những thuận lợi để nắm phần thủ thắng. Ví như quân ta nay nước rộng, dân
đông, quân nhiều, tướng giỏi ấy là thế mạnh nhưng phải mang quân đi xa
vận chuyển lương thảo không thuận lợi. Quân ta ở xứ lạnh đã quen, nay
đến miền ẩm nhiệt dễ sinh ốm đau chướng lệ, lại gặp quân địch cơ động
bằng thuyền, ấy là khó khăn. Để hoá giải những khó khăn này cũng chẳng
khó gì.
Hốt Tất Liệt vui vẻ nói:
- Khanh hãy nói rõ cách giải quyết từng khó khăn ấy cho trẫm nghe.
Trương Văn Hổ nói tiếp:
- Thứ nhất muốn quân lính tránh được mùa hè nắng nóng phương
Nam, phải nhanh chóng hành binh vào mùa Thu, Đông thực hiện đánh
nhanh thắng nhanh. Thứ hai để bình định một miền đất đầy những sông
ngòi, nhất định phải có thuỷ binh mạnh với những tướng lĩnh giỏi thuỷ
chiến. Thứ ba muốn đánh nhanh thắng nhanh, việc giải quyết hậu cần phải