phên tre chắn tên cho xung xa phá cửa, chúng không thể chống mãi được.
Bột La Hợp Đáp Nhi nghe theo kế ấy, cho lính chặt tre ghép thành
phên lớn khiêng đi trước chắn tên đạn rồi dùng một cỗ đại xung xa húc vào
cổng luỹ, quả nhiên lúc sau cổng bị phá tung. Quân Nguyên tràn vào trong.
Một nghìn quân Việt không thể chặn nổi mấy vạn quân Nguyên. Lý Châu
Nương thấy tình thế đã quá nguy cấp, cho lính chất thuốc nổ vào kho
lương, bà nằm lên trên, lấy tấm vải đỏ phủ lên mặt rồi lệnh cho quân phóng
hỏa. Thuốc nổ cháy, cả kho lương, kho thuốc súng bùng lên. Khắp một
vùng biến thành núi lửa. Quân nguyên sợ hãi tháo chạy tán loạn. Lý Châu
Nương đã hoá thần. Dân nơi ấy về sau lập đền thờ bà và tôn vinh là Bà
Chúa Kho. Ngôi đền ấy đến nay vẫn còn, khách thập phương đến khấn lễ
quanh năm, nghe nói thiêng lắm, ai cầu gì được nấy rất là linh ứng.
Trong lúc quân Nguyên tháo chạy hỗn loạn, con Tiểu Mãnh nhìn thấy
Trần Tú Hoãn rúc vào một gốc cây, nó lao tới táp một miếng thật sâu vào
cổ tên phản quốc. Một dòng máu phun ra, Trần Tú Hoãn giãy giụa đau đớn,
lúc sau máu ra nhiều, nằm im bất động. Con Tiểu mãnh chạy biến vào rừng.
Rất nhiều năm sau dân vùng ấy bảo rằng vẫn nghe thấy tiếng con chó của
Bà Chúa Kho sủa thảm thiết lắm, hình như nó chưa tìm thấy chủ. Gần ba
trăm năm qua đi, đến thời nhà hậu Lê, có một vị đạo sĩ tên là Tả Ao qua nơi
này, ngắm hình sông thế núi rồi yểm một đạo bùa, khấn rằng:
- Chó khôn! Chó khôn. Giặc đã tan rồi, mau về với chủ, chớ khóc than
chi làm kinh động dân lành.
Từ bấy giờ không ai còn nghe tiếng con chó sủa trong đêm nữa.
Bột La Hợp Đáp Nhi sau một cơn bàng hoàng mới hiểu ra mọi
chuyện, bảo Lưu Thế Anh, Mãng Cổ Đài, A Bát Xích rằng:
- Các ông cho quân lấy nước dập lửa đi.