- Thôi thì trăm sự nhờ giời. Quân xử thần tử, biết làm sao.
Ô Mã Nhi nói rồi cứ việc chuẩn bị cắt đặt các tướng lĩnh chỉ huy các
đội, không nghĩ đến việc khác. Đúng hai ngày sau đem năm vạn quân, gần
hai vạn thuỷ thủ, hơn sáu trăm binh thuyền xuôi nước mà đi.
Trong khi Ô Mã Nhi đem thuỷ quân xuôi xuống phía Đông thì ái Lỗ,
A Thai lại đem quân chạy ngược lên hướng Tây, mới đi được hơn một ngày
đường gặp ngay đạo quân Việt của Trần Quán. Hai bên đánh nhau quyết
liệt. Quân Nguyên yếu thế không thể đi được đành quay lại Vạn Kiếp với
Thoát Hoan.
Sau trận Tháp Sơn, vua Trần đem đại quân lên hội với Hưng Đạo
vương ở Hải Đông. Đến khi thấy Ô Mã Nhi đi tìm Trương Văn Hổ không
được, trở về Vạn Kiếp, biết thế nào quân Nguyên cũng sắp rút, thượng
hoàng Trần Thánh Tông hội các tướng phán rằng:
- Quân Nguyên đã lâm vào đường cùng, không thể ở lâu trên nước ta,
nay mai thế nào chúng cũng phải chạy về. Trẫm triệu các khanh đến đây để
cùng nghe Hưng Đạo vương trình bày phương lược đánh giặc.
Hưng Đạo vương tâu rằng:
- Thời gian đã rất gấp. Quân giặc chắc chắn sẽ chia làm hai đường
thuỷ bộ để rút. Đoàn thuyền của Ô Mã Nhi thế nào cũng đi ra cửa An Bang
về Khâm châu. Quân ta nhất định phải đánh tan đoàn quân thuỷ này. Muốn
đánh tan chúng phải bịt được các lối ra cửa An Bang và Nam Triệu. Việc
này chỉ có thể thực hiện được lúc nước thuỷ triều xuống cạn. Khi ấy đường
ra Nam Triệu đã có bãi đá Con Hà nhô lên chắn ngang, thuyền lớn của giặc
không thể đi qua. Ta chỉ việc phục ở đây một đạo quân, giặc không tài nào
thoát được. Nhưng ý đồ của giặc là đi theo sông Giá sang sông Chanh ra
cửa An Bang. Dân chúng ở đây cho biết ngày mùng bảy, mùng tám tháng
ba là lúc nước cạn, buổi trưa mức nước xuống thấp nhất. Thần đang cho