Thân Văn Khoai và Thái Công Bình ngồi uống rượu trong một tửu quán ở
cuối phố. Khi đã ngà ngà, Văn Khoai hỏi Công Bình:
- Dạo này em thấy bác ít phạt người thì phải.
Công Bình nhấp một ngụm rượu, khà một tiếng, gắp miếng cổ hũ đưa
lên miệng, vừa nhai vừa nói:
- Chiến tranh đến nơi, mọi người đều lo đánh giặc, ai còn nghĩ đến
chuyện kiếm tiền làm gì. Mà thực ra tao cũng có muốn lấy tiền của ai đâu.
Hồi trước còn ông hiệu uý Trịnh Quang Minh được đô uý nâng đỡ mới cần
tiền để dâng lên, đô uý lại được ông gì gì ấy che chở nên cũng cần cống lễ
vì thế họ bắt anh em mình phải nghĩ cách phạt vạ lấy tiền. Từ khi thái sư
khui ra vụ ấy, ông hiệu uý bị đuổi ra ngoài làm lính, ông đô uý bị giáng
cấp, còn ông gì gì nghe đâu bị cách tuột cả quan tước.
- Thái sư nghiêm thế không trách tướng sĩ răm rắp một lượt nhưng bây
giờ giặc đã kề biên, không biết các bố ấy nghĩ thế nào.
- Giặc đến thì đánh chứ lo gì, bao giờ bảo mình ra trận thì ra trận, biết
thế đếch nào mà tính trước việc của các thầy ấy! Uống đi chứ chú mày. Mà
tao nghe mấy ông ở trên nói hoàng thượng nhà mình anh dũng, mưu lược
lắm, lúc mới hai mươi ba tuổi đã cầm quân đánh sang đất Tống, trừ diệt
bọn thảo khấu trên vùng biên đấy.
- Thật thế á?
- Thật chứ lại. Năm ấy bọn giặc cướp trên đất Tống hoành hành ngang
ngược, sang tận Lạng Giang bên ta, cướp của giết người, bắt đàn bà con gái
đem về. Nhà vua sai ông Bùi Khâm đem quân lên, đánh cho một trận rồi
báo cho quan quân bên Tống biết nhưng quan quân bên Tống không dẹp
được. Năm sau vua ta lại sai đốc tướng Phạm Kính Ân (Phạm Kính Ân là
tướng cũ của nhà Lý) đem quân sang triệt hết các ổ cướp, đốt phá hết doanh
trại của chúng nhưng bọn thảo khấu ở các trại Vĩnh An, Vĩnh Bình thuộc