ĐẤT VIỆT TRỜI NAM - Trang 317

- Này! Mới có mấy ả phốp pháp ra phết. Tí nữa chứ! Hả? ...

- Chính chúng ta là những người làm nên lịch sử.

Từ gian lầu phía sau vọng ra giọng hát của một cô đào:

- Non non nước nước i i i...

Lại nói Lê Văn Hưu tuân chỉ chép sử, ngày đêm miệt mài tra cứu soạn

thảo đến tháng chạp năm Quý Hợi (1-1264) thì hoàn thành, sao làm ba bản,
dâng lên thượng hoàng, nhà vua và thống quốc thái sư Trần Thủ Độ. Sang
tháng giêng năm Giáp Tý (1264), quan thái sư Trần Thủ Độ bảy mươi mốt
tuổi, dưỡng bệnh ở Quắc Hương; nhà vua cho Ngô Tần mang một bản đến
trình. Thái sư hỏi:

- Lê Văn Hưu là người thế nào?

Ngô Tần thưa:

- Trình thái sư! Lê Văn Hưu người làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn, ái

châu, từ nhỏ đã nổi tiếng là tài giỏi, một hôm đi học qua quán thợ rèn dừng
lại hỏi: "Bác ơi! Ông tổ nghề rèn là ai vậy?". Thấy cậu bé có vẻ thông minh
dĩnh ngộ, bác thợ rèn cười bảo: "Cháu là học trò phải không? Ta có câu đối
này, cháu đối được thì có thưởng nếu không phải ở đây quai búa cho ta". Lê
Văn Hưu bảo: "Vâng! Bác cứ đọc đi". Bác thợ rèn đọc: Than trong lò, sắt
trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò, rèn nên dùi sắt.

Lê Văn Hưu bảo: "Thế thì có gì là khó đâu ạ? Cháu đối nhé: Nghiên ở

túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi, giật lấy khôi nguyên."

Bác thợ rèn cười lớn, khen: "Giỏi! Giỏi! Ta thua cháu đó", nói xong

thưởng cho Lê Văn Hưu ba mươi đồng tiền để mua giấy bút nhưng Hưu
không lấy, chỉ muốn bác thợ rèn nói cho biết ai là ông tổ nghề rèn. Năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.