ĐÂU MÁI NHÀ XƯA
ĐÂU MÁI NHÀ XƯA
Hermann Hesse
Hermann Hesse
www.dtv-ebook.com
www.dtv-ebook.com
Khai Từ Của Người Dịch
Khai Từ Của Người Dịch
Hình như trong mỗi con người của chúng ta đều có Một mái nhà xưa để
mà hướng vọng, quay về sau những phen thăng trầm, điêu đứng. "Mái nhà
xưa chưa về nhưng tâm hồn vẫn chảy tuôn về cõi trú, nơi ấy từng đêm đen
những tiếng lang thang gào thét nhẹ nhàng". 1
Mái nhà xưa ở đây, có thể là một hoài niệm xanh xao của tuổi trẻ đã dần
dà trôi tuột mà bao nhiều mộng đời, mộng nước chỉ còn thoảng lại một chút
dư thanh lăng lắc ở bèn trời lận đận, với một tâm sự bi hùng "đầu tiên
bạch"; Mái nhà xưa ở đây cũng có nghĩa là một cuộc tình mong manh vội
tắt mà hai kẻ yêu nhau chỉ còn biết ngoảnh mặt bước đi để từng đêm nghe
âm thầm réo lên biết bao là tiếc nuối; Mái nhà xưa ở đây cũng có nghĩa là
một tiếng Đạo đầy tròn viên mãn mà con người băn khoăn thao thức muốn
tìm ra để nương náu cho qua mấy cơn phũ phàng gió bụi.
Nhưng với Hermann Hess trong tác phẩm này, thì Mái nhà xưa ấy còn có
tên là Rosshalde, một ngôi biệt trang lộng lẫy, huy hoàng mà vì mối bất hòa
của đôi vợ chồng cho nên cái chốn "Rosshalde tuyệt vời, hạnh phúc, đẹp
đẽ... đó đã thành ra một chốn thống khổ và ghê tởm" Dường như dấy là cái
bi lụy lớn nhất của con người. Và với Hermann Hesse thì điều đó lại là một
điều không sao chịu nổi. Từ đấy viết lách đối với ông là một ghi nhận trung
thành cái hệ lụy nhân sinh ấy với một tấm lòng xót xa vô hạn. Do đấy, toàn
bộ tác phẩm của ông không phải là một ghi nhận bất cứ tiến trinh kỹ thuật
văn chương nào, mà là tiếng nói phát xuất từ con tim, tiếng nói người-rất-
người của một tâm hồn đã trải qua mấy mùa ở địa ngục. Cho nên ta không
lấy làm lạ gì vào thuở sinh thời Hermann Hesse đã được rất nhiều nam nữ
thanh niên ngưỡng mộ, hàng năm họ đã tấp nập hành hương đến "khu vườn