VÀNG LÀ MỘT KÊNH ĐẦU TƯ ĐA DẠNG
Với sự tăng trưởng về hàng hóa với tư cách là một loại tài sản, các ngân
hàng thực hiện một số nghiên cứu đánh giá tỷ lệ thích hợp cho lĩnh vực này
nhằm tìm ra Sharpe Ratio (Chỉ tiêu đo lường hiệu quả) tối ưu cho một danh
mục đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn ít nghiên cứu độc lập được công bố về vàng
trong danh mục đầu tư của những bên nắm giữ vàng lớn nhất – các ngân
hàng trung ương.
Có lẽ chỉ có những quan điểm công khai của Ngân hàng trung ương
châu Âu khi lựa chọn 15% số lượng vàng dựa trên việc thành lập ECB (mặc
dù tôi cảm thấy rằng vẫn còn nhiều điều phải làm với quyền sở hữu của các
thành viên thành lập vào thời điểm đó) và của bà Maria Gueguina thuộc
Ngân hàng trung ương Nga khi bằng những nhận định mang tính lý thuyết
của mình đối với Hội nghị LBMA (có trong Chương 4), bà thấy tỷ lệ 10%
là tỷ lệ vàng đúng đắn trong kho dự trữ của ngân hàng trung ương.
Hội đồng vàng thế giới đã tiến hành một số cuộc điều tra thăm dò cho
thấy lợi nhuận mà vàng có thể đem lại cho một danh mục đầu tư. Trong một
nghiên cứu như vậy đối với các tổ chức đầu tư Mỹ có tên gọi Vàng là một
tài sản Chiến lược (Richard Michaud, Robert Michaud, và Katharine
Pulvermacher năm 2006), các tác giả kết luận: “Vàng có thể có ưu thế trong
danh mục đầu tư đối với các loại tài sản như các thị trường đang nổi và đỉnh
chóp nhỏ do giá trị của nó, với tư cách là một tài sản đầu tư đa dạng. Một
chỉ định chiến lược đối với vàng phụ thuộc vào mức độ rủi ro của danh mục
đầu tư. Chúng tôi thấy một chỉ định nhỏ nhưng quan trọng là 1 đến 2% khi
mức rủi ro thấp và 2-4% khi danh mục đầu tư ở mức cân bằng. Trong khi về
mặt thống kê không quan trọng ở những mức rủi ro cao, vàng có thể đem lại
ổn định tại các thị trường và nền kinh tế nghèo cho các tổ chức đầu tư chiến
lược dài hạn”. Xem Hình 10-1.