ĐẦU TƯ VÀO VÀNG - Trang 164

Hồ sơ của các ngân hàng trung ương trên thị trường vàng đã áp đảo hồ

sơ của bên bán. Trong khi bên mua là Trung Quốc (mặc dù chưa rõ là từ khi
nào), Áchentina, Ba Lan, và một vài quan tâm ngoại vi ở một số nước nhất
định, nơi có ngành công nghiệp khai mỏ trong nước (như Philippin), danh
sách của bên bán vẫn dài hơn. Anh, Australia, Thụy Sĩ, Pháp, Bỉ, Áo, Các
tiểu vương quốc Arập thống nhất, Thụy Điển, Canada, và Bồ Đào Nha đều
là bên bán vàng. Và đây không phải là một danh sách toàn diện.

Phải thừa nhận đây là danh sách các cơ quan gần như ở Trung Âu, song

họ cũng là những nước có dự trữ vàng lớn nhất và tỷ lệ vàng lớn nhất trong
quỹ dự trữ của mình. Trong những năm 1990, các ngân hàng trung ương
đều được nhìn nhận là bên bán, cụ thể là sau Australia, Thụy Sĩ và Anh đều
tuyên bố kế hoạch bán vàng. Tuy nhiên, thỏa thuận về vàng của ngân hàng
trung ương châu Âu đã xóa đi được sự không chắc chắn này và thành công
đến nỗi hoạt động này không còn được xem là mối đe dọa nữa. Thực vậy,
thị trường nhìn nhận việc bán 500 tấn một năm (theo năm hạn ngạch thực
tế) nhằm kiểm soát giá vàng và nó quan tâm nhiều hơn nếu có những thâm
hụt đối với con số này, cụ thể là nếu con số đó không đạt được, đó được
xem là tín hiệu tăng giá.

Nhân tố khác được các ngân hàng trung ương tác động lên giá vàng là

thông qua chính sách lãi suất.

LẠM PHÁT

Nói chung, các môi trường lãi suất thấp là tích cực đối với vàng, và quả

thực là đối với hầu hết các khoản đầu tư. Lôgic thì đơn giản. Nếu có tỷ lệ lãi
suất 10% và vàng được giao dịch ở mức 1.000 đô-la, vàng cần phải tăng lên
mức đảm bảo 100 đô-la trong thời gian 1 năm để có lợi như một phương án
loại bỏ rủi ro – như gửi tiền vào tiết kiệm hay vào trái phiếu (T-bill), v.v…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.