điều này được xem là đang phá hủy quốc gia họ còn hơn lạm phát. Các
nước trong nhóm sau bị hạn chế hơn nhiều, và thay vào đó, các chính phủ
lại xem xét các chính sách để giữ cho nền kinh tế không bị mất ổn định.
Dù là bất kỳ lý do nào, đối với nhiều người, các nhà chức trách phụ
trách tiền tệ dường như không còn giữ vị trí tuyệt đối. Quả thực, họ bị rơi
vào các hoàn cảnh mà có ít hoặc không kiểm soát được như chúng ta.
Kết quả của biến động này đã tăng lên gấp đôi. Đầu tiên, lạm phát trở
thành mối quan ngại thực sự ở nhiều nền kinh tế lớn phương Tây, và cũng
là mối quan ngại ở cả Mỹ trong nhiều năm. Hai là, có rất ít sự tin tưởng vào
hệ thống này và khả năng của các nhà chức trách trong việc kiểm soát được
các sự kiện.
Môi trường này dẫn tới phần còn lại của những lý do làm tăng giá vàng.
TIN TƯỞNG TÔI – TÔI LÀ CHỦ NGÂN HÀNG!
Ở Ấn Độ, gần hai phần ba số vàng là do khu vực nông thôn mua chứ
không phải là khu vực đô thị. Kết luận này cho thấy do giới tài phiệt của
nước này không thể sống ở làng và vì vậy, vàng được mua làm của để dành,
cụ thể là vì cộng đồng không chắc chắn về mức độ an ninh khi để tiền ở
ngân hàng hoặc do thiếu học vấn hoặc, hay một số cơ quan quả thực đã
đánh mất khoản tiền gửi tiết kiệm của họ hay được xem là không đáng tin.
Với các trung tâm tài chính lớn, dường như được hỗ trợ bởi quy định
quản lý mạnh và các cơ sở được vận hành tốt, sự quyến rũ của vàng ở các
nước phát triển có thể được nhìn nhận là đã bị giảm bớt đáng kể. Tuy nhiên,
một loạt tin tức gần đây trên báo chí liên quan tới các khoản cắt giảm khổng