sang vỉa quặng có sản lượng thấp hơn và ở trên mặt đất, nơi công việc khai
thác diễn ra 24 giờ/ngày trong năm.
Các lỗ khoan được khoan, sau đó đặt thuốc nổ ammonium nitrate và
một hỗn hợp nhiên liệu. Nhiên liệu ưa dùng này được kích nổ bằng máy
tăng thế. Đất đá được lấy ra khỏi khu vực công trường bằng loại xe tải 300
tấn. Cũng theo trang web của CCV, vật liệu này được chia tách thành “lớp
đất đá” (vật liệu nằm trên trầm tích quặng), rồi được đưa tới khu vực chứa.
Trong khi đó, “quặng được chuyển tới máy nghiền hai công đoạn để tạo ra
loại sỏi thô có kích cỡ dưới 2 cm theo tỷ lệ 3.000 tấn/giờ. Hàng năm, có
khoảng 60 triệu tấn vật liệu được vận chuyển”.
Tại điểm này, đá vôi được trộn lẫn với sỏi cuội, có tác dụng làm tăng độ
pH và cải thiện tính hiệu quả của sự ngâm chiết đại trà. Đây là một quy
trình bình thường, nhờ đó mà “các kim loại phát lộ tự nhiên, trong đó có
vàng và bạc, vốn phơi ra trên các bề mặt đứt gãy của quặng đã được nghiền,
được hòa tan bằng dung dịch xử lý sodium cyanide loãng”. Rõ ràng, thực
hiện một quy trình như vậy cần phải rất cẩn trọng vì “việc ngâm chiết vàng
được hoàn tất ở ngoài trời tại một cơ sở ngâm chiết thung lũng (valley leach
facility - VLF) - khu vực thung lũng có các lớp sét và chất dẻo mà ở đó
quặng đã được nghiền để lấy vàng”. VLF có thể được coi là một bồn tắm
không có chỗ thoát nước, thành bồn và đáy bồn là một hệ thống hai và ba
lớp lót không thấm nước.
Quặng đã nghiền được đặt trong các lớp dày xấp xỉ 10 m và dùng dung
dịch sodium cyanide loãng, theo tỷ lệ 100 phần/triệu, sử dụng các ống nhỏ
giọt kiểu dùng trong nông nghiệp được chôn trong đất để giảm thiểu sự bay
hơi. Khi dung dịch này ngấm vào quặng, dung dịch xử lý hòa tan vàng và
bạc trên bề mặt của quặng. Dung dịch được giữ tại điểm thấp nhất của VLF,
ống thoát nước của bồn tắm, và được bơm vào khu phục hồi. Hợp chất chứa