MÔI TRƯỜNG
Ngành khai mỏ chắc chắn nằm trong danh sách các ngành công nghiệp
không mong muốn hàng đầu của nhiều nhà bảo vệ môi trường. Không có gì
ngạc nhiên khi chỉ vài năm qua, chúng ta được thấy sự ra đời của các tổ
chức như No Dirty Gold (Vàng không bẩn) và ARM (Hiệp hội khai mỏ có
trách nhiệm).
Trang chủ của No Dirty Gold có đoạn: “Khai thác vàng là một trong
những ngành gây ô nhiễm nhất thế giới. Sản xuất ra một chiếc nhẫn vàng
tạo ra 20 tấn chất thải hầm mỏ”. Chiến dịch này được tổ chức
EARTHWORKS (trước đây là Trung tâm Chính sách Khoáng sản) và
Oxfam America tiến hành vào tháng 2/2004 với mục đích “làm thức tỉnh
ngành công nghiệp vàng và thay đổi cách thức khai thác vàng”. Từ lúc đó,
họ tiếp tục cố gắng phát triển “một hệ thống xác minh độc lập việc tuân thủ
các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội đối với các hoạt động khai mỏ”
cũng như vận động hành lang các nhà bán lẻ tìm kiếm “vàng và kim loại
quý được sản xuất từ những hoạt động đáp ứng các tiêu chí về xã hội và
môi trường này”.
ARM có mục tiêu khác và tự coi mình là “tổ chức có năng lực tiên
phong, độc lập và nỗ lực trên quy mô toàn cầu, hình thành một tổ chức quốc
tế và đa thể chế để đem lại lòng tin, sự minh bạch và tính pháp lý cho việc
phát triển một khuôn khổ cho công tác khai mỏ thủ công, quy mô nhỏ có
trách nhiệm”. Tổ chức này đang hướng tới việc thay đổi thói quen của
người tiêu dùng bằng cách giáo dục “người tiêu dùng về quyền hạn của họ
đối với việc cải thiện trực tiếp chất lượng cuộc sống của công nhân khai
thác mỏ thủ công khi mua trang sức thương mại và khoáng sản minh bạch”.