vàng này được miêu tả là dung dịch “mang quặng”. “Đã có giấy phép cho
phép đặt khoảng 300 tấn quặng tại VLF này.”
Từ đây, vật liệu “được bơm vào khu hấp phụ, không hấp phụ và phục
hồi (ADR) để lấy lại vàng và bạc.”
“Dung dịch được bơm qua các bồn chứa hạt carbon hoạt tính (than gáo
dừa), hút hoặc hút bám hợp chất vàng-cyanide đã hòa tan. Dung dịch xử lý
này, giờ không còn vàng hay “không quặng”, được quay vòng về VLF để
bắt đầu kết thúc quy trình ngâm chiết. Dung dịch xử lý được bơm vào và ra
khỏi khu ADR theo tỷ lệ 13.500 gallon/phút.
“Vàng trên carbon được lấy ra, hoặc tách ra bằng cách sử dụng dung
dịch kiềm nóng. Dung dịch chứa vàng sau đó theo đường ống đổ vào một
ngăn khai thác sử dụng dòng điện trực tiếp để hút kim loại từ dung dịch tới
một catốt sợi thép không gỉ, tạo thành một hỗn hợp chất rắn gồm vàng, bạc
và các tạp chất được gọi là bùn quặng. Bùn quặng được đưa tới một lò tinh
luyện và nung nóng để tách vàng và bạc ra khỏi các chất phi kim”. Như
trong quá trình khai thác hầm lò, các thanh vàng thô (doré) được chuyển tới
một lò tinh luyện chuyên dụng để tạo ra thành phẩm.
Những thách thức trong khai thác mỏ lộ thiên
Những thách thức trong khai thác mỏ lộ thiên khác biệt đáng kể so với
khai thác hầm lò, vốn có mức độ rủi ro cao hơn. Thay vào đó, những khó
khăn của việc khai thác mỏ lộ thiên thường là vấn đề hậu cần.
Tuy nhiên, một rủi ro liên quan tới cả hai loại hình khai thác này là nguy
cơ gây ô nhiễm đối với môi trường.