“theo những ràng buộc môi trường” tại những nước như Australia – yêu cầu
rằng trước khi khai thác một mỏ, nhà sản xuất vàng phải có đủ năng lực tài
chính để phục hồi khu vực mỏ trở lại hiện trạng ban đầu hoặc cải thiện
nhằm giảm nhẹ tác động đối với môi trường và điều đó phải được đề cập
trong báo cáo hàng năm của các công ty. Dưới đây là một vài ví dụ:
1. Tại mỏ Cripple Creek and Victor, “các kế hoạch đang được thực hiện
để đánh giá khả năng khai thác năng lượng gió, vốn luôn được xem là
nguồn tài nguyên thay thế vĩnh cửu…”
2. AngloGold Ashanti đưa ra những thay đổi “đối với các ống ngưng tụ
tại tất cả các thiết bị làm lạnh”, dùng làm mát các mỏ dưới lòng đất, để ngăn
chặn việc thải khí R134a (một khí gây hiệu ứng nhà kính).
3. Những dấu hiệu quan trọng trong việc thực hiện quy định về môi
trường đối với Công ty AngloGold Ashanti là “việc sử dụng và quản lý hiệu
quả cyanide, nước, và năng lượng cũng như việc phục hồi ‘quỹ đất đã sử
dụng’ và chống ô nhiễm”.
Dường như chúng ta đi quá xa khái niệm nổi tiếng của Mark Twain về
một mỏ vàng, đó là “một hố trên mặt đất do một kẻ dối trá sở hữu”.
Chương 2 kế tiếp, nói về phần tinh luyện. Tuy nhiên, trong Chương 3,
tôi sẽ trở lại với các công ty khai mỏ để nghiên cứu về các hoạt động liên
quan tới nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro của họ.