Chỉ có bên mua vàng hàng đầu thực sự là Ba Lan trong những năm
1990 - được cho là mua từ một ngân hàng trung ương châu Âu khác - cũng
như những tuyên bố của Trung Quốc rằng họ đã mua vàng trong năm 2002
và 2003, và cuối cùng là thông báo của Archentina năm 2004 rằng họ đã
mua xấp xỉ 30 tấn vàng để mở rộng kho dự trữ của mình.
Ngoài Ba Lan và Archentina, vụ mua vàng của Trung Quốc được xem
là đáng kể nhất. Thông qua việc họ trước đây đã mua vàng và có thể sẽ tiếp
tục làm như vậy, đặc biệt khi việc mua vàng của họ mới chỉ tạo ra 1,1%
trong kho dự trữ ngoại hối đang không ngừng tăng lên của Trung Quốc.
Điểm lại một chút về lịch sử: Tháng 1/2002, Trung Quốc tuyên bố tăng
lượng vàng dự trữ từ 12,7 lên 16,08 triệu ounce. Con số, được báo cáo lên
IMF lần đầu tiên vào những năm 1970, vẫn không thay đổi cho tới khi có
thông cáo báo chí này. Việc gia tăng lượng dự trữ này đã xảy ra bất chấp có
luật cho phép bán sản lượng vàng của nước này cho ngân hàng trung ương
(Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, còn gọi là PBoC). PBoC sau đó điều
chỉnh giá trong nước để cho phép đưa vàng vào hay ra khỏi nước này. Gần
như chính xác 1 năm sau đó, con số này tăng lên 19,29 triệu ounce hay xấp
xỉ 602 tấn vàng. Nếu tuyên bố đó được đưa ra vào lúc này, có thể giá vàng
sẽ nhanh chóng tăng cao do những nhà đầu tư sẽ tham gia mua nhiều hơn.
Tuy nhiên, phản ứng tại thời điểm đó lại tương đối thờ ơ khi các nhà phân
tích cho rằng ngoài các vụ mua vàng mới ra, thì việc gia tăng lượng vàng
dự trữ mang tính cân đối nhiều hơn so với lượng được nắm giữ thực tế.
Trên thực tế, những con số báo cáo lên IMF không được kiểm toán độc
lập, vì vậy, vẫn còn có những tuyên bố hoặc quá mức hoặc dưới mức về
lượng dự trữ của một số nước.
AI MUA VÀNG?