ĐẦU TƯ VÀO VÀNG - Trang 39

Trước khi hỏi ai mua vàng, nên kiểm tra xem tại sao các ngân hàng

trung ương lại là đối tượng nắm giữ vàng ở vị trí hàng đầu như vậy. Câu hỏi
này sau đó sẽ đưa đến tranh luận về việc đa dạng hóa đầu tư, vàng không
phải là món nợ của ai, ấn tượng về truyền thống và tình đoàn kết: các đặc
điểm tiêu chuẩn được gán cho vàng.

Giả sử rằng lập luận về việc đa dạng hóa đầu tư là đáng tin cậy nhất,

nhiều ngân hàng trung ương sẽ nói rõ nhiệm vụ của họ là bảo toàn các kho
dự trữ bằng cách đảm bảo tính thanh khoản, một cách tiếp cận mang tính
thận trọng. Các ngân hàng trung ương có xu hướng không phải là cơ quan
kinh doanh mà đơn thuần có trách nhiệm duy trì hiện trạng. Về khía cạnh
này, vàng đáp ứng tất các yêu cầu. Đó là một tài sản truyền thống và được
phần lớn các ngân hàng trung ương nắm giữ.

Lại giả định rằng Trung Quốc, Nga và Ấn Độ - những nước được cho là

bên mua vàng - quyết định mua thêm thứ kim loại này để làm phong phú
kho dự trữ của mình, điều này sẽ liên quan đến bao nhiêu vàng? Con số 1%
vàng được dự trữ rõ ràng là quá ít để tính toán; ngân hàng trung ương lớn
nhất gần đây mới được khai trương là Ngân hàng trung ương châu Âu, ngân
hàng lựa chọn mức 15% mặc dù số lượng này có liên quan nhiều hơn tới
việc các thành viên của ngân hàng này hầu hết là những nước nắm giữ vàng
lớn ở vị trí đầu tiên, trong một số trường hợp là trên 50%. Vì vậy có lẽ, con
số 10% có thể là thích hợp, đặc biệt là qua những nhận xét mang tính lý
thuyết của Maria Gueguina thuộc Ngân hàng trung ương Nga. Con số này
có vẻ hợp lý hơn so với mức 3-5% mà nhiều cơ quan đang tìm kiếm đầu tư
vào các thị trường hàng hóa: một lớp tài sản mới ngoài sản phẩm truyền
thống chủ yếu của các ngân hàng trung ương.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.