trung bình là gần 275 USD - một quyết định vẫn bị nhắc lại bất cứ khi nào
phe đối lập muốn nghi ngờ khả năng quản lý tài chính của ông.
Tình huống này minh họa song đề rằng vàng đại diện cho lĩnh vực dự
trữ bắt buộc, nhưng vàng cũng là hình thức đầu tư bán-và-giữ. Một khi
được sở hữu, vàng cực khó bị bán đi. Một phép ẩn dụ thích hợp là chiếc giỏ
bắt tôm hùm - rất muốn vào nhưng vào rồi thì không thể ra. Tuy nhiên, tôi
thấy hai khả năng đối với các cơ quan nhà nước muốn mua một số lượng
đáng kể vàng, đầu tiên là nằm trong một nước độc quyền nơi ngân hàng
trung ương được chỉ đạo tích lũy vàng. Thứ hai là thông qua các quỹ đầu tư
nhà nước (SWF) mà ở đó một quốc gia sẽ đơn giản xử lý khoản đầu tư như
một vụ kinh doanh không báo trước - thực ra là một sự chuyển hướng triệt
để từ loại hình hoạt động mà chúng tôi đã chứng kiến ở nhiều nước trong
thời gian trước đây - để vàng có thể lại được bán vào một thời gian thích
hợp. Theo những ước tính hiện thời, các SWF có khoảng 3.000 tỷ đô-la
đang được quản lý, và thậm chí một vài điểm % của khoản đầu tư sẽ được
chuyển sang một khoản đầu tư lớn trong thị trường này – mỗi điểm %
tương đương khoảng hơn 900 tấn vàng (dựa trên cơ sở mức giá là 1.000
USD/ounce).
Nhiều người sẽ không đồng ý với tôi và thay vào đó, lại chỉ ra khả năng
về một vụ giao dịch “ngoài thị trường” (off market). Ví dụ, tôi từng cho
rằng Trung Quốc, Arap Saudi và các nước khác sẽ không mua trữ trên thị
trường mà thay vào đó sẽ đơn giản tổ chức các cuộc thương lượng cấp cao
với các đối tác tương đương của một ngân hàng trung ương châu Âu. Các
thống đốc của hai cơ quan này sẽ đồng ý về một mức giá thị trường trung
gian, sau đó vàng sẽ sang tay trên cơ sở định giá vàng, giá chuẩn được đưa
ra dựa trên một ngày nhất định hoặc trên cơ sở trung bình trong một giai
đoạn. Quả thực, điều này có thể là một lập luận có tính thuyết phục liên
quan đến các nhu cầu của cả hai bên. Tuy nhiên, tôi vẫn hơi hoài nghi.