Có lẽ tình hình đối với IMF có thể khác. Hiện IMF đang tranh luận về
việc bán, và căn cứ vào đó, vàng về lý thuyết do nhiều quốc gia sở hữu, nên
có thể đạt được một thỏa thuận. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa cảm thấy thuyết
phục.
Thỏa thuận bán do các ngân hàng trung ương châu Âu ký được đưa ra ở
trên đã hình thành cơ sở cho phần tiếp theo của chương này.
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG BÁN VÀNG
Trong phần lớn những năm 1990, vàng trên thị trường xuống giá liên
tục. Người ta xem đó là một khoản đầu tư không hợp thời khi vào thời điểm
đó người ta đang ưa chuộng một kỷ nguyên đổi mới kỹ thuật tài chính và
bùng nổ Internet. Như đã đề cập ở Chương 3, liên quan tới các hoạt động
của nhà sản xuất vàng, trong nhiều trường hợp, họ sẽ bán lượng vàng mà họ
chưa khai thác để bảo đảm tương lai hoạt động của mình và nhiều nhà đầu
cơ đang bán khống vàng theo cách hiểu là chiến thuật “carry trade” (chiến
thuật mà trong đó nhà đầu tư bán một ngoại tệ cụ thể có tỉ số lãi suất cho
vay tương đối thấp và dùng số tiền thu được để mua một loại ngoại tệ khác
có tỉ số lãi suất tương đối cao). Nhờ vào chiến thuật này về bản chất các quỹ
đầu tư hợp tác và những quỹ khác sẽ bán vàng, vay lại với lãi suất vàng
thấp, và rồi đầu tư đô-la từ các thương vụ của mình vào các công cụ mang
lại lợi nhuận cao (hoặc thậm chí là vào trái phiếu kho bạc). Việc vàng
xuống giá thấp hơn có nghĩa là không chỉ những nhà đầu cơ thu được lợi
nhuận mà họ còn đang hưởng đồng vốn lên giá khi giá của vàng vẫn giảm.
Nhiều ngân hàng trung ương không muốn ngồi nhìn vàng rớt giá và tài
sản quốc gia bay hơi. Đến cuối thập kỷ này, chúng tôi chứng kiến người Bỉ,
người Hà Lan và người Canada cùng với các quốc gia khác bán vàng. Và