Những hành động không mong đợi của ba nước trên đã tạo cho nhiều
nhà đầu tư ấn tượng rằng tất cả các ngân hàng trung ương đang xếp hàng
bán vàng, rằng đó là câu hỏi “khi nào” người giữ vàng bán vàng hơn là
“nếu”. Việc ba nước được xem là “bằng hữu” với vàng đều đang bán vàng
đã làm gia tăng mối hoài nghi rằng triển vọng này xem ra ảm đạm đến mức
các nước đang nhảy cóc qua nhau trong việc sẵn sàng bán vàng.
Vàng hạ giá xuống dưới các mức thấp trong 19 năm và trong suốt năm
1999, xuống còn 252 đô-la, khi một số công ty khai mỏ cáo buộc các ngân
hàng trung ương không chỉ làm biến dạng thị trường vàng do bán vàng mà
còn giúp các quỹ đầu tư hợp tác, bên mượn vàng để đầu tư cho các vụ giao
dịch - đẩy mức giá xuống thấp hơn. Câu trả lời có được từ khu vực này là
đơn giản và đúng vấn đề; họ cho rằng đó là trách nhiện của những nhà sản
xuất áp dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro, rằng “đẩy mạnh bán” là kẻ phá
hoại giá trị thật sự. Một phúc đáp mà chúng tôi nghe được từ một quan chức
ngân hàng trung ương cấp cao thật đáng nhớ : “Ít nhất, chúng ta đang bán
lượng vàng mà chúng ta có; chứ không phải là số lượng sẽ đào ra được
trong 10 năm tới”.
Vào ngày 26/9/1999, tình hình đã thay đổi nhanh chóng.
THỎA THUẬN VÀNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CHÂU
ÂU (EcbGA)
Đề mục “Thỏa thuận vàng của ngân hàng trung ương châu Âu” có thể
trông giống như một hỗn hợp kỳ lạ giữa chữ viết hoa và chữ viết thường,
song thỏa thuận này bình thường được gọi là EcbGA, mặc dù đôi khi còn
gọi là WAG (Thỏa thuận Washington về vàng). Những chữ lộn xộn này sẽ
làm nổi bật phạm vi thỏa thuận và cũng làm rõ rằng đây không đơn giản là