205
VUA DUY TÂN VÀ MỘT KẾT CỤC BI THẢM
nằm tại chỗ. Ông kể, muỗi Phi châu nhỏ li ti, bám chặt lên người,
phủ một lớp dày trên những chỗ da trần như cánh tay, cổ, lưng...
Cái máy của máy bay còn cắm dựng đứng ở đấy.
Một buổi lễ cầu siêu cho vua Duy Tân được tổ chức tại chùa
Vincennes vào ngày 28.03.1987, với sự tham dự đông đảo của
nhiều nhân vật quan trọng Pháp, Việt.
Chính phủ Việt Nam dưới thời Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng
tỏ một cử chỉ đẹp, cho nghỉ một ngày ở Huế, tổ chức lễ an táng và
trang trải tất cả mọi chi phí cho gia đình vua Duy Tân về Huế dự
lễ. Cỗ xe tang vua Duy Tân được đưa đi trên các đường phố ở Huế
để từ giã cố đô.
Lễ quốc táng long trọng được chính phủ Việt Nam và hoàng
tộc cử hành ngày 06 tháng tư năm 1987 tại điện Cần Thành, Huế.
Ông Georges Vĩnh San và các em tham dự buổi lễ trọng thể này tại
cung điện hoàng gia. Vua Duy Tân an nghỉ vĩnh viễn tại An Lăng,
nơi có mộ phần của cha là Thành Thái và ông nội là Dục Đức.
Từ khi vua Duy Tân bị đem ra khỏi Huế, cho đến lúc chỉ còn là
nắm xương tàn trở lại, bảy mươi mốt năm trời đã trôi qua.
Được xem cuốn phim và những tấm hình mở huyệt, mở quan
tài bốc nắm xương cốt trơ trọi còn lại của vua Duy Tân tại M’Baiki
trong album của gia đình, thú thật, tôi rất đỗi bùi ngùi.
Bạn tôi thắc mắc một điều, nếu máy bay rơi vì hết nhiên liệu,
thì tại sao xác các nạn nhân đều bị cháy? Nếu đã có nghiên cứu
nguyên nhân máy bay rớt thì tại sao các mảnh máy bay vẫn còn
nằm y nguyên tại chỗ? Anh ấy là người từng trải, nói nhỏ tôi nghe,
là vua Duy Tân chỉ được liệm trong một tấm vải, chôn không có