DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 213

211

VUA DUY TÂN VÀ MỘT KẾT CỤC BI THẢM

Thống kê năm 1923 ghi lại, đảo Réunion xuất cảng các sản

phẩm như đường mía, rượu rum, va-ni, các loại tinh dầu thơm của
hoa, cà phê, trà, thuốc lá, các loại đậu, bắp, rau quả.

Năm 1916 bác sĩ Archambaud được tiếp nhận một máy chiếu

điện đầu tiên trên đảo, cũng là năm vua Duy Tân đặt chân lên đảo.

“Ngày 10.05.1916 Tôn Nhơn Phủ và Cơ Mật Viện (Hội đồng Phụ

chính) đề nghị với Toàn quyền Roume truất phế vua Duy Tân và
tôn hoàng tử Bửu Đảo, con trưởng vua Đồng Khánh lên kế vị.

Ngày 13.05.1916 chính phủ bảo hộ chấp nhận đề nghị trên của

Tôn Nhơn Phủ và Cơ Mật Viện, đồng thời quyết định đày cả hai
vua ra khỏi Việt Nam.

Sau lễ đăng quang của vua Khải Định, hoàng tử Vĩnh San bị

quân Pháp cầm giữ ở Đồn Mang Cá, ngày 02.07.1916 áp giải bằng
xe lửa về Đà Nẵng, rồi lên tàu thủy về Vũng Tàu. Chỉ bốn tháng
sau, ngày 03.11.1916 quân Pháp áp giải hai vua cùng đoàn tùy
tùng lên tàu “Guadiana” đi đến đảo Réunion, tàu cập bến Points
des Gallets vào ngày 20.11.1916.

1

Khi vua Duy Tân đến đảo Réunion thì quan Thống đốc đương

nhiệm tại đảo là Pierre Louis Alfred Duprat.

Năm 1940 lúc de Gaulle kêu gọi kháng chiến chống Đức quốc

xã thì Pierre Émile Aubert đang nhậm chức Thống đốc, Aubert là
người theo chính sách đầu hàng Đức của chính phủ Pétain/Vichy,
với sự ủng hộ của thành phần thực dân cố cựu trên đảo.

Dưới thời cai trị của Aubert, án tử hình bằng máy chém vẫn

còn được áp dụng. Năm 1940 hai tử tù bị chém đầu bằng máy trên

1 Trích Hồ sơ Duy Tân, Hoàng Trọng Thược.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.