DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 215

213

VUA DUY TÂN VÀ MỘT KẾT CỤC BI THẢM

quan trọng của Đông Dương như hầm mỏ, khai thác rừng, chăn
nuôi, đánh cá, kỹ nghệ, hệ thống thông tin và truyền tin, đường
sông, đường biển, các hải cảng trọng tâm, văn chương Pháp, tiếng
Pháp, các phát minh sáng tạo, lịch sử và địa lý Việt Nam...

Một ngày học của vua Duy Tân rất dài, tuy có các giờ nghỉ để

ăn uống, dạo vườn, tập thể thao, học âm nhạc, ngủ trưa lấy sức,
nhưng thời khóa biểu mùa đông, từ tháng mười 1915 cho đến
tháng ba 1916, mỗi ngày từ thứ hai cho đến luôn cả ngày thứ bảy,
là Duy Tân phải theo đúng chương trình chi tiết suốt từ bảy giờ
sáng cho đến 22.30 đêm, vua mới được đi ngủ!

Điểm đáng chú ý là vua Duy Tân ở tuổi vị thành niên đã cắt

tóc ngắn, học chữ quốc ngữ, đã viết, nói và biết cách đối đáp bằng
tiếng Pháp thông thạo theo đúng cương vị nhà vua với mọi người,
khác với vua Hàm Nghi còn để tóc dài búi tó vấn khăn và trước khi
bị đày đi Alger thì chỉ học chữ Hán. Khâm sứ ở Huế phải viết thư
ngợi khen thầy giỏi trò hay. (thơ ngày 08.09.1915)

Sự kiện vua Thành Thái và vua Duy Tân đều cắt tóc ngắn, viết

chữ quốc ngữ và chữ Pháp, chú ý nhiều đến khoa học kỹ thuật,
không phải là một chuyện nhỏ, đánh dấu một sự chuyển biến cơ
bản trong cách nhìn về tương lai của cả hai vua.

Tháng giêng năm 1913 thầy phụ đạo Eberhardt viết một lá thư

rất dài, gồm bảy trang giấy to, gởi cho chính quyền bảo hộ, trình
bày những lý do tại sao ông và bà Eberhardt muốn đem vua Duy
Tân, như một đứa con của mình, trong một quan hệ bình thường,
qua Pháp nghỉ hè một vài tháng, mà không cần phải tổ chức một
cuộc du hành chính thức cho một vị đế vương. Theo cái nhìn của
thầy phụ đạo, Duy Tân luôn phải hứng chịu sự xâu xé của hai bà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.