215
VUA DUY TÂN VÀ MỘT KẾT CỤC BI THẢM
1915. Còn về sức khỏe của Duy Tân thì hai bác sĩ, bác sĩ Reboul và
bác sĩ thanh tra Clarac, đều chứng nhận rằng vững hơn năm trước.
Tuy nhiên, Duy Tân vẫn bị theo dõi kín đáo. Duy Tân rất lo
lắng cho số phận của cha mình (Thành Thái), vì nhà vua nghe
nói, đã có dự tính đưa Thành Thái ra khỏi Đông Dương vĩnh viễn.
Bản báo cáo cho biết chi tiết là từ đầu năm (1913) Duy Tân đã
tiêu xài một khoản tiền là 1.940 đồng, mà trong số này có 500
đồng không biết tiêu cho mục đích gì, người ta nghi ngờ rằng
Duy Tân, vẫn còn liên lạc với cha, qua trung gian, đã cho chuyển
số tiền này về Sài Gòn.
Một báo cáo khác về cuộc đi nghỉ dưỡng sức của Duy Tân ở Cửa
Tùng đã có tác dụng tốt đến sức khỏe và sự thư giãn của nhà vua trẻ.
Để đánh tan nghi ngờ của Khâm sứ và Hội đồng Phụ chính cho
rằng vua Duy Tân cũng điên loạn, thầy phụ đạo Eberhardt yêu
cầu bác sĩ của vua, ông Reboul, xác nhận tình trạng sức khỏe của
Duy Tân. Trong một lá thư dài hai trang viết ngày 22 tháng 2
năm 1913, bác sĩ Reboul chào tạm biệt Eberhardt, vì ông đã hết
nhiệm vụ, sắp trở về Pháp, đồng thời xác nhận rằng, trong ba
năm theo dõi sức khỏe của Duy Tân, bác sĩ chứng nhận một sức
khỏe bình thường của một thiếu niên đang lớn, tuy có hơi gầy
ốm, do điều kiện ăn uống và thiếu thể tháo, nhưng hoàn toàn
không có dấu hiệu gì bất bình thường tâm trí, mọi lời đồn đãi
đều không đúng.
Nhưng lời đề nghị của thầy Eberhardt và sự thuận ý của Toàn
quyền Pháp cho Duy Tân đi nghỉ hè ngắn hạn bên Pháp không
được thực hiện vì sự chống đối quyết liệt của Khâm sứ và Hội
đồng Phụ chính.