216
D Ấ U X Ư A
Thầy phụ đạo Eberhardt, sau nhiều lần phải viết báo cáo về
người học trò của mình, xác nhận là có một sự căng thẳng giữa
vua Duy Tân và Hội đồng Phụ chính và bà hoàng đích mẫu (vợ thứ
nhất của vua Thành Thái), đồng thời tự bênh vực là đã làm tròn
nhiệm vụ giao phó, lấy cớ sức khỏe của vợ suy yếu và muốn trở
lại làm việc trong lãnh vực nghiên cứu khoa học, từ chức phụ đạo,
xin về nước.
Nền tảng giáo dục do Eberhardt đã đưa sở thích của Duy
Tân thiên về kỹ thuật và cung cấp cho nhà vua phương pháp tự
học hỏi, tự trau dồi, khi chỉ còn lại một thân một mình tại đảo
Réunion.
Vua Duy Tân tiếp tục học hết bậc trung học ở trường trung
học Leconte de Lisle trên đảo Réunion, thi đậu bằng Tú tài Pháp,
tiếp tục học về Hiến pháp Luật và Dân luật, ngành học duy nhất
được giảng dạy trên đảo, nhưng không có tổ chức cho thi lấy
bằng Cử nhân.
Ký hiệu FR 8 VX
Việc tìm hiểu về tấm thiếp FR 8 VX đem lại cho tôi một sự hồi
hộp vui thích như đang hành nghề “thám tử tư”, sau những giờ
đọc sách và viết lách mệt mỏi.
Trong cuốn
Hồ sơ Duy Tân, tác giả Hoàng Trọng Thược đã
nhầm lẫn tai hại và sai lầm khi chú thích dưới hình tấm thiếp
rằng, tấm thiếp này là “Giấy phép hoạt động của đài phát thanh
F3LG cấp cho vua Duy Tân”.