214
D Ấ U X Ư A
hoàng mẹ, mẹ đích và mẹ đẻ, lớn lên trong một môi trường giả
dối, vô đạo đức, thối nát, vây quanh bởi những hoạn quan, người
hầu, bọn quan lại triều đình chỉ biết tống tiền, thâu hối lộ, tham
nhũng, sống biệt lập trong bốn bức tường cao, dày dặc, và những
tục lệ nghiêm khắc cấm hẳn nụ cười, cấm hẳn trò chơi.
Vị vua này chỉ biết nước Pháp, kẻ chiến thắng, kẻ làm chủ, qua
một người thầy học, và xa hơn nữa, một viên quan khâm sứ, thì
làm sao vua có sự đánh giá về người Pháp và nước Pháp! Bởi thế
sự giáo dục Duy Tân có nhiều thiếu thốn, Duy Tân cần có dịp thấy
nước Pháp, sức mạnh, hoạt động, văn hóa và những khác biệt giữa
thực tế và những hình ảnh sai lạc, cung cấp bởi các quan. Duy Tân
than phiền nhiều lần với thầy học rằng các quan trong Hội đồng
Phụ chính, nhất là Trương Như Cương, thường tìm cách gạt nhà
vua ra khỏi các quyết định của triều đình, hoặc không thông báo,
hoặc thông báo rất trễ nãi, không chuyển tin tức của Khâm sứ gởi
cho vua... và Duy Tân không thể đặt tin tưởng cụ thể vào một số
quan đại thần.
Bà hoàng mẹ thứ nhất, vợ chính của Thành Thái, tên là Nguyễn
Thị Vân Anh, ỷ vào thế là con quan phụ chính Nguyễn Thân, muốn
nhận trọng trách giáo dục Duy Tân, hầu có ảnh hưởng lên nhà
vua. Tuy thế, bà và bà Nguyễn Thị Định, mẹ đẻ vua Duy Tân, lại
thường phải dựa vào quyền lực của Pháp để chống lại áp lực của
Hội đồng phụ chính.
Lá thư này của thầy phụ đạo Eberhardt được sự đồng tình của
quan Toàn quyền, với một thay đổi nhỏ là cuộc tham quan của
Duy Tân ở Pháp phải được chính thức hóa vài ngày trước khi vua
trở về nước. Thời gian thăm viếng có thể ấn định trong 1914 hay