265
ĐỀ THÁM - NGƯỜI ANH HÙNG HAY THẰNG GIẶC?
“Đề Kiều và Lương Tam Kỳ ra thú được ở yên. Cai Kinh bị bắt,
Đốc Ngữ ra thú, Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế cũng ra thú, được giữ
ở vùng ấy, mãi đến năm 1909 mới bị đánh đuổi, đến năm 1912
mới bị giết... Quan quyền Tổng đốc Hải Dương là Hoàng Cao Khải
đi đánh dẹp có công, về được chính phủ bảo hộ cho lãnh chức Bắc
kỳ Kinh lược sứ.”
Theo lời giới thiệu trên báo chí Việt Nam, Claude Gendre là
cháu nội của Jean Gendre, một người lính trong quân đội viễn
chinh Pháp đã từng chiến đấu ở Việt Nam cùng thời với giai đoạn
Đề Thám. Trên đường đi tìm lại kỷ niệm của ông nội, Claude
Gendre đã “vấp” phải nhân vật lịch sử Đề Thám, làm cho ông say
mê tìm tòi, rồi viết thành sách.
Trong khi chờ đợi cuốn sách
Le Dê Thám – 1858-1913 – Un
résistant vietnamien à la colonisation française (dịch ra tiếng Việt
là
Đề Thám – 1858-1913 – Một người Việt Nam kháng chiến chống
lại chính sách thực dân Pháp) của tác giả Claude Gendre xuất bản
vào giữa tháng tư năm 2007 tại nhà xuất bản L‘Harmattan, với
lời tựa của ông Charles Fourniau, giá bán là 19,50 euro, đã được
đặt mua tại một tiệm bán sách của một thành phố nhỏ, tôi lục lọi
trong tủ sách nhà, moi ra được vài tài liệu có liên quan đến Đề
Thám, mà tôi chưa có dịp sử dụng.
Cũng may thay, tôi có dịp được trao đổi trực tiếp với Claude
Gendre, chính ông đã có nhã ý gọi điện thoại cho tôi, nên khi viết
bài này, trong đầu tôi đã có ý thiên vị tác giả.
Ông cho tôi biết, Jean Gendre, nếu không bị thương và được
chuyển về Pháp, có lẽ đã ở lại suốt đời tại Việt Nam. Ý thích của
ông nội, vừa thích con người, vừa yêu mến cảnh, thích từ tiếng