266
D Ấ U X Ư A
nói cho đến bữa ăn hàng ngày của Việt Nam, đã gây ấn tượng và
gợi trí tò mò cho người cháu. Đến lượt Claude Gendre, sau khi đã
qua thăm Việt Nam mấy lần, ông cũng nói với tôi rằng:
“Comme
mon grand‘père, je suis tombé amoureux du Viet Nam” (Giống
như ông nội tôi, tôi đâm ra yêu mến Việt Nam).
Claude Gendre không có vẻ bài bác ý định tôi dịch cuốn sách
của ông ra tiếng Việt, nhưng trong khi chưa có quyết định cụ thể,
vì phải tôn trọng luật lệ bản quyền của tác giả và nhà xuất bản,
cho nên trong phạm vi bài bình luận này, tôi không được phép
trích hay dịch nguyên văn của Claude Gendre viết trong sách.
Cảm giác về thời đại Đề Thám
Ngày xưa khi lái xe Honda lượn quanh trên con đường Đề
Thám nằm trong quận Một của thành phố Saigon, nay là thành
phố Hồ Chí Minh, thông từ đường Trần Hưng Đạo ra bến Chương
Dương, tôi chỉ biết ngắn gọn, học trong những giờ Việt sử của
trường, rằng Đề Thám chống Pháp nhưng bị quân Pháp tiêu diệt.
Thế thôi, không biết nhiều hơn.
Hôm nay, khi xem tấm hình lịch sử của các thế hệ cha ông
thời đại Đề Thám, tôi chú ý đến một chi tiết làm cho tôi rất động
lòng. Đó là những bàn chân trần, chân đất, không có giầy dép.
Trong khi quân lính thực dân Pháp, mặc quân phục, đội mũ,
mang giầy ống bằng da, trang bị súng gắn lưỡi lê dài nhọn, băng
đạn đeo quanh bụng thì những người anh hùng kháng chiến
chống Pháp đầu đội trời chân đạp đất theo đúng cả hai nghĩa,
đen và bóng.