DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 269

267

ĐỀ THÁM - NGƯỜI ANH HÙNG HAY THẰNG GIẶC?

Trên những tấm hình ghi lại những “chiến thắng” của quân

đội Pháp, được in và phát hành thành “cartes postales” bán tự do
cho dân chúng; khi bị bắt, những người kháng chiến, trên mảnh
đất quê hương của mình, bị gọi là “giặc cướp” (pirates), mặc áo
vá nhiều mảnh bằng đủ mọi thứ vải, rách rưới, có người không có
một mảnh quần, râu tóc lù xù, ốm yếu lòi xương.

Những tấm hình người Việt đi lính cho Pháp chặt đầu người

Việt chống Pháp. Những tấm hình đầu người bị chặt, đầy máu,
mắt không nhắm, bỏ rọ treo lên cây đầu làng, làm cho tôi mất ăn
mất ngủ, dù rằng ngày tháng trên hình khắc ghi năm 1908, tôi
chưa được sinh ra đời. Những tấm hình người bị đóng cọc ngồi
trên đất, trói giật hai cánh khuỷu ra sau, rồi bị thắt cổ vào cọc,
chết một cách rùng rợn thê thảm. Những tấm hình thi thể người
bị xử tử xếp thành hàng. Lịch sử không được viết bằng mực mà
bằng máu.

Nhưng cũng có những tấm hình, may mắn thay, ghi lại những

cái nhìn thẳng, kiên quyết, hiên ngang vào ống kính của kẻ thù
đang chụp để giữ làm tài liệu. Không có gì vô lý cho bằng, những
kẻ đi xâm chiếm nước khác, lại gọi những người kháng chiến
chống xâm lăng là “giặc”. Đó là những tấm hình của giai đoạn “Đề
Thám” mà tôi được xem.

Kèm theo những tấm hình đầu nghĩa quân của Đề Thám bị

chặt đứt, bỏ rọ treo lên cây và dưới đề tựa “Đầu người treo trên
cây không phải là hiếm thấy”, Jean Ajalbert

1

kể cho độc giả tờ

Lectures Modernes vào ngày 10 tháng 9 năm 1903 một mẩu

1 Jean Ajalbert (1863-1947), nhà báo, nhà văn Pháp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.