276
D Ấ U X Ư A
Huế đã ký hết hiệp ước này đến hiệp ước khác, mất dần lãnh thổ
và quyền lợi cho Pháp, cũng như tại sao chính quyền Pháp muốn
chiếm Việt Nam làm thuộc địa?
Bắt đầu từ chương năm, Claude Gendre đi vào những hoạt động
quân sự và mục đích tranh đấu của Đề Thám. Trong tám chương,
phần cốt của cuốn sách, tác giả cung cấp cho người đọc những dữ
liệu chưa được viết trong sử sách tiếng Việt một cách chi tiết, vẽ
lên một cuộc đời đầy sôi động và cái chết bi thảm của Đề Thám.
Kể từ Hịch Cần Vương ra đời, từ năm 1885 trở đi, có nhiều hoạt
động chống Pháp lẻ tẻ tại nhiều nơi. Lực lượng của Đề Thám vào
tháng chín 1889 gồm khoảng ngàn người trang bị với khoảng 500
khẩu súng.
Doi Van*(Đội Văn), một lãnh tụ kháng chiến của vùng đồng
bằng ra đầu hàng quan Kinh lược sứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải vào
tháng 3 năm 1890, sau đó lại quay trở về Yên Thế tiếp tục tham
gia phong trào Cần Vương, nhưng đến tháng 10 lại ra đầu thú, bị
Pháp chặt đầu tại quảng trường Paul Bert tại Hà Nội, đầu bêu trên
cây còn xác thì vứt xuống sông Hồng.
Hai tướng Pháp, Godin và Godard, được lệnh đi đánh dẹp Ba
Phuc* (Bá Phức) và Đề Thám. Ngày 22 tháng 12 năm 1890 tướng
Winckel-Mayer đem 600 quân và 4 đơn vị pháo binh tấn công
nhưng cũng không thắng hơn. Ngày 11 tháng 1 năm 1891 tướng
Frey đem 1.300 quân tấn công, quân Đề Thám biến mất trong
rừng. Cho đến năm 1894 các cuộc đánh nhau giữa Đề Thám và
quân Pháp tiếp diễn.
Chương sáu diễn tả sự “đầu hàng” của Đề Thám. Quân Pháp
mỏi mệt vì con hùm xám Yên Thế luôn luôn thoát khỏi mọi sự tấn