274
D Ấ U X Ư A
Cũng theo Bouchet, Đề Thám không biết đọc biết viết, chăn
trâu và làm công cho trưởng làng tên là Ba Phuc*(Bá Phức), sức
khỏe như sức của bốn người, ba trâu, lấy vợ tên là Thi Tao* và
sinh một con trai tên là Cá Trong (Cả Trọng). Năm Hàm Nghi thứ
nhất (1884) Giai Thiêm được 25, 26 tuổi đã bắt đầu đánh phá
quân Pháp, lấy tên là Dê Dzuong*(Đề Dương), trở thành “một kẻ
thù cứng cựa nhất kể từ khi chúng ta chiếm đóng” (báo cáo ngày
27.04.1909 của tướng Geil lên Bộ Chiến tranh và Thuộc địa).
Khi về chiến đấu dưới trướng của Cai Kinh* (Hoàng Đình Kinh),
Giai Thiêm được phong làm Dôc binh*(Đốc binh) và được Cai Kinh*
nhận làm con nuôi, đặt tên là Hoàng Hoa Thám. Sau khi Cai Kinh
qua đời năm 1888, Ba Phuc*(Bá Phức) nhận Hoàng Hoa Thám làm
con nuôi và phong cho chức Dê Dôc* (Đề đốc). Như thế, cái tên le
Dê Thám*, thâu ngắn của Dê Dôc* Hoàng Hoa Thám ra đời. Cuốn
sách của Alfred Bouchet đã cung cấp cho Claude Gendre rất nhiều
trích dẫn cơ bản về số phận của Đề Thám.
1
1 Rất nhiều tên địa danh và tên người trong sách được tác giả viết không bỏ
dấu, hoặc thay đổi dấu, rất khó đọc và theo dõi, thí dụ như Cá Rinh hay Ca
Rinh, cho nên tôi phải ghi chú bằng dấu *, và giữ nguyên cách viết của tác
giả, vì không thể đoán mò, hay tự sửa lại được, thí dụ như tác giả viết là Cá
Trong, thì tôi phải để nguyên như thế, tuy rằng tôi thầm nghĩ: Cá Trong hay
là Cả Trọng?!
Bản in trong
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển của tỉnh Thừa Thiên-Huế số
2.2007 được Ban biên tập của Tạp chí hiệu chỉnh lại các tên đã được viết
không đúng trong cuốn sách của Claude Gendre, mà tôi viết lại trong ngoặc
đơn để người đọc tiện theo dõi.
Theo các nguồn tài liệu trong nước thì Hoàng Hoa Thám tên thật là Trương Văn
Thám, thuở bé còn có tên là Trương Văn Nghĩa, quê ở làng Dị Chế, huyện Tiên
Lữ, tỉnh Hưng Yên, sau di cư lên Sơn Tây (Hà Tây), rồi đến Yên Thế (Bắc Giang).