272
D Ấ U X Ư A
không phải là một “thằng giặc” theo nghĩa cướp của giết người,
hay cướp nước của ai khác, như nhiều tác giả người Pháp đã viết
nhan nhản, mà Đề Thám là một người không chịu cúi đầu khuất
phục, chống lại sự đô hộ của chính quyền thực dân Pháp trong
thời gian ấy.
Cuốn sách của Claude Gendre có 12 chương, dài tổng cộng
khoảng 200 trang, được minh họa bằng nhiều hình ảnh và bản đồ
vẽ tay. Một số những hình ảnh này đã được phổ biến tự do trên
mạng Internet hay in trong sách. Claude Gendre là người thích
chú ý đến nhiều chi tiết và ông để ý tìm những hình ảnh lịch sử
thích hợp. Bố cục của sách được viết theo thứ tự thời gian của sự
kiện và theo lý luận của dòng tư tưởng. Điểm mạnh của Claude
Gendre là đã tìm ra một số sử liệu nguồn gốc Pháp mà người Việt
Nam, và các nhà sử học chuyên nghiệp Việt Nam, không để ý đến
cũng như không bỏ công sức tìm kiếm.
Bốn chương đầu của cuốn sách giúp cho độc giả người Pháp
có cái nhìn tổng quát, ngắn gọn về chủ đề, mà trong đó Claude
Gendre lướt qua bối cảnh chính trị và quân sự của thời đại Đề
Thám khi ông sinh ra đời, địa thế chiến lược của vùng Yên Thế,
tông tích thật sự của Đề Thám, và tình hình Việt Nam sau khi vua
Tự Đức qua đời ngày 17 tháng 7 năm 1883.
Claude Gendre nhắc lại một cách cô đọng các thời điểm 1624
khi Giáo sĩ A Lịch Sơn Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) sang truyền
đạo tại Việt Nam, giai đoạn Gia Long thâu phục giang sơn với sự
giúp đỡ của Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine), giai đoạn
của tên buôn bán võ khí Jean Dupuis (Đồ Phổ Nghĩa), hống hách
ngang tàng, muốn dùng thuyền ngược sông Hồng Hà để chở võ