DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 275

273

ĐỀ THÁM - NGƯỜI ANH HÙNG HAY THẰNG GIẶC?

khí bán cho Tàu và việc hai sĩ quan Pháp, Francis Garnier và Henri
Rivière tử trận tại miền Bắc. Tuy ngắn, nhưng Claude Gendre đã
thể hiện ngay tình cảm của ông qua cách nhìn, cách đưa ra vấn đề
và sự nhận xét đúng đắn về sự cấm truyền đạo Thiên Chúa trong
thời điểm ấy.

Trong chương hai gồm có bảy trang, Claude Gendre đi tìm lại

tông tích thật sự của Đề Thám và ý nghĩa của tên gọi “Đề Thám”.
Claude Gendre trình bày năm dữ liệu khác nhau.

Dữ liệu thứ nhất tìm được trong một bản báo cáo vào tháng 9

năm 1908 của Lacombe, một nhân viên quản lý, rằng cha của Đề
Thám là một quan Án ở Làng Trung, tỉnh Quảng Yên, huyện Yên
Thế, chết trong tù, bỏ lại một đứa con trai tên là Giai Thiêm. Đó
chính là Đề Thám sau này, một người chăn trâu ở làng Ngọc Cúc,
gần Làng Trung, có vợ và có một con trai tên là Cá Trong*(Cả Trọng).

Dữ liệu thứ hai là dữ liệu cho chính Đề Thám tự viết trong một

lá thư gởi cho Sở Quản lý Cư trú Cao cấp của Tonkin (Bắc Kỳ) ngày
5 tháng 8 năm 1908. Trong lá thư này, Đề Thám trình bày rằng
ông nội của ông xuất thân là người Trung Quốc, chết khi người vợ
có thai được ba tháng. Bà lấy chồng thứ nhì, người quê ở Yên Thế.
Đứa trẻ đó, cha của Đề Thám, về sinh sống tại làng Ngọc Cúc, là
nơi mà Đề Thám ra đời. Lá thư này không có đề tên họ cũng như
ngày tháng.

Nhưng theo Alfred Bouchet, một người lính đóng ở Nha

Nam*(Nhã Nam), Bắc Giang trong suốt bốn năm, có chụp ảnh chung
với Đề Thám, và theo lời kể của một người già tên Hoan, thì Đề
Thám là con của một người tên Quát, gọi là Phó Quát, làm lính cho
Cai Ngui*, tên của Đề Thám là Giai Thiêm, sinh vào cuối năm 1858.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.