DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 273

271

ĐỀ THÁM - NGƯỜI ANH HÙNG HAY THẰNG GIẶC?

Địa điểm chính xác của những căn cứ này thì chỉ có bọn cướp

mới biết. Muốn thâm nhập nơi đây phải len lỏi đôi khi qua những
khu rừng rậm hoang dã bằng những vết mòn nhỏ chỉ là vết của
thú rừng, chui vào những hành lang chật hẹp tạo bằng hai vách
đá hoa cương, trèo qua những đèo ải chỉ đủ cho một người lọt
qua, hay là đi hàng giờ trong rừng, dọc theo một lòng suối, để tìm
ra một vết dấu kín trong bụi rậm dẫn đến nơi ẩn náu...

Lãnh tụ những băng cướp không ngần ngại thành lập, đôi khi,

những tạm cứ thứ hai trong các làng, ngay cả giữa vùng đồng
bằng, nơi mà dân chúng hoàn toàn ủng hộ chúng: Cao-Thuong
(Cao Thượng), Luoc Ha (Lược Hạ), Yên Thế, vùng của đảo Hai Sông,
vùng núi Ba Vì, vân vân... dùng để làm nơi cư trú và kho chứa...”

Mới đây, khi vào xem triển lãm trong Bảo tàng Quân đội tại

Paris, tôi dừng chân lại trước một tủ kính trong một góc tường,
ngắm đi ngắm lại mãi, không biết thật hay giả, hai bộ quần áo
đại triều của Nguyễn Tri Phương, mà người Pháp còn đang trưng
bầy là chiến lợi phẩm cho du khách coi chơi. Bao nhiêu là đồ cổ và
những hiện vật lịch sử của Việt Nam đã bị đem qua Pháp giữ làm
của riêng, thỉnh thoảng một số vật được đem bán đấu giá (nếu có
tiền tôi đã ráng mua lại một món để dành cho con cháu!).

Đề Thám của Claude Gendre

Cảm giác đầu tiên khi cầm cuốn sách là tôi cám ơn tác giả trước

hết vì cái tựa đề. Cái tựa đề của cuốn sách này đã trả lại danh dự
của một người Việt Nam và khẳng định chỗ đứng lịch sử của một
người anh hùng Việt Nam trong văn chương Pháp. Vì Đề Thám

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.