279
ĐỀ THÁM - NGƯỜI ANH HÙNG HAY THẰNG GIẶC?
Sau khi Phan Đình Phùng tử trận ngày 28 tháng 12 năm 1895
thì Đề Thám coi như trở thành thủ lãnh kháng chiến duy nhất của
phong trào Cần Vương.
Toàn quyền Armand Rousseau qua đời vì bệnh tật ngày 11
tháng 12 năm 1896, Paul Doumer đến thay thế.
Trong chương bảy, Claude Gendre diễn tả ngắn gọn sự gặp gỡ
của Kỳ Đồng và Đề Thám, và sau đó, một giai đoạn chủ hòa của Đề
Thám khi Paul Doumer làm Toàn quyền ở Hà Nội. Nếu đã xác định
rằng Đề Thám không biết đọc biết viết, thì lá thư ngày 13 tháng
11 năm 1897 của Đề Thám gởi cho Doumer để xin giảng hòa, phải
do một người khác viết. Vì thế, tôi thấy những câu lịch sự sáo ngữ
trong lá thư này không có gì là quan trọng. Nhưng các điều kiện
chủ hòa do Đề Thám đưa ra thật là thú vị và chứng tỏ rằng Đề
Thám là một người biết giá trị và sức lực của mình. Cũng vì thế mà
Bố Hạ, Nông trường Yên Thế, Cầu Gỗ, và 18 xã: Phồn Xương, Xuân Lương,
Canh Nậu, Đồng Vương, Đồng Tiến, Tam Tiến, Tam Hiệp, Tiến Thắng, Tân
Hiệp, Đồng Kỳ, Hồng Kỳ, Đồng Hưu, An Thượng, Đồng Lạc, Hương Vĩ, Đông
Sơn, Tân Sỏi, Bố Hạ. Dân số năm 2003 có 91.700. Vùng Yên Thế trồng lúa,
đậu tương, chè, cây ăn quả: vải, na, trám, cam (Bố Hạ), khai thác than (Bố
Hạ), sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản. Các trục giao thông chính
là quốc lộ 37, tỉnh lộ 244, 287, đường sắt Trại Cau - Kép.
Mỗi năm có Hội Yên Thế vào ngày 26-4, tức ngày 10 tháng 3 âm lịch, tại xã
Phồn Xương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, để tưởng nhớ đến Hoàng Hoa
Thám -người chỉ huy cuộc khởi nghĩa Yên Thế nổi tiếng. Địa điểm tổ chức hội
là xã Phồn Xương, nơi trước kia là đại bản doanh của nghĩa quân Yên Thế.
Hội được tổ chức với rất nhiều trò vui như kéo co, đấu vật, đánh cờ người,
thi võ... Di tích về Đề Thám còn lại là đồn Phồn Xương, Hố Chuối.
Nhà văn Nguyên Hồng có viết cuốn tiểu thuyết lịch sử
Núi rừng Yên Thế 3
tập; tập I in năm 1981, về cuộc khởi nghĩa của Đề Thám.