DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 282

280

D Ấ U X Ư A

tôi không tin rằng Đề Thám và 25 thủ hạ đã quỳ gối lạy Lé Hoan*
(Lê Hoan) ba lần. Đề Thám, năm đó 39 tuổi, cao 1,65m, con mắt
đen có cái nhìn sắc bén. Đề Thám đóng đô ở Phon Xuong* (Phồn
Xương) và có năm vợ, nhưng chỉ có bà vợ thứ ba tên là Thi Nho*
(Thị Nhu) là ông quý nhất. Bà Thi Nho* (Thị Nhu) hạ sinh một gái
tên là Thi Thé* (Thị Thế) (1900) và một trai (1908).

1

Cá Trong*(Cả Trọng), 22 tuổi, con của bà vợ cả tên là Thi Tao*,

cùng với hai người con nuôi của Đề Thám tên là Cá Rinh*(Cả
Rinh), Ca Huynh*(Cả Huỳnh), cùng với 50 người đàn ông khác và
gia đình cùng sinh sống với Đề Thám trong nông trại chiến lũy
ở Am Dong*.

Cơ sở sinh sống của Đề Thám dần dần phát triển, yên ổn.
Nhưng năm 1902, một bác sĩ tên là Gillard, vì lợi ích cá nhân,

đã huy động báo chí lên án Đề Thám và vu khống nhiều chuyện để
gây kích động trong dư luận và guồng máy cai trị của Pháp. Nhiều
vụ cướp bóc đã xảy ra và Đề Thám bị quy tội chủ mưu.

Trong chương tám, Claude Gendre viết ngắn về phong trào

Đông Du, ảnh hưởng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, việc
Cường Để sang Nhật cầu viện, và chỗ đứng của Đề Thám trong
các mối quan hệ này.

Các chương chín, mười và mười một là những chương then

chốt của cuốn sách, cung cấp nhiều chi tiết từ các hồ sơ lưu trữ và
sách vở của Pháp.

1 Con trai của Đề Thám và bà Đặng Thị Nhu mang tên Hồng Văn Vi, tức Phồn.

Năm 1935 báo

Ngày Nay đã đăng phóng sự về nhân vật này. (Chú thích của

BTT Tạp chí

Nghiên cứu và Phát triển Thừa Thiên-Huế)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.