281
ĐỀ THÁM - NGƯỜI ANH HÙNG HAY THẰNG GIẶC?
Tác giả đã bỏ công viết tỉ mỉ về giai đoạn khó khăn nhất của
Đề Thám, khi chính quyền thuộc địa, với sự trợ giúp và thừa hành
đắc lực của các quan đại thần triều Nguyễn, như Hoàng Cao Khải,
Lê Hoan
1
, bắt đầu từ năm 1908, dốc sức cương quyết tiêu diệt Đề
Thám và toàn bộ nghĩa quân Yên Thế, vì Đề Thám, không những
chỉ là một tay súng nông dân-kháng chiến bám trụ kiên trì, ẩn
hiện như ma trơi, mà trong nhiều năm tranh đấu với Pháp, Đề
Thám đã đạt được một tầm mức chính trị quan trọng và có sức
quy tụ người cùng chí hướng.
1 Gần đây có một vài bài phổ biến trên mạng Internet viết về vấn đề minh
oan cho Lê Hoan. Thí dụ như các bài viết của Hữu Ngọc
“Nghi án: Lê Hoan,
sĩ phu hay Việt gian?” đưa ra hai giả thuyết, hoặc Lê Hoan là “điệp viên
hai mang”, hoặc Lê Hoan là người “chơi lá bài hai mang” giữa Pháp và Đề
Thám, nhưng người viết cũng để mở
“Hồ sơ Lê Hoan vẫn chưa đóng!..” Tôi
xin trích dịch ở đây nhận định của Giáo sư sử học Nguyễn Thế Anh viết bằng
tiếng Pháp trong tác phẩm
“Monarchie et fait colonial au Viêt-Nam (1875-
1925) – Le crépuscule d’un ordre traditionnel” trang 228, L’Harmattan,
1992, về hai nhiệm vụ chính được giao cho Lê Hoan, thứ nhất là áp dụng
những phương cách đàn áp đặc biệt qua việc tận dụng các luật lệ sở tại, và
thứ hai là theo đuổi bén gót và tiễu trừ Đề Thám cùng đồng bọn... (Nguồn
A.N.S.O.M., Indochine N.F., 49/596): ...
“Các trách nhiệm thực hiện những
cuộc khám xét, lùng bắt và hình xử tại chỗ và ngay tức khắc phải được giao
phó hoàn toàn cho Tổng đốc Hải Dương, Lê Hoan, được vinh thăng lên
chức vụ “khâm sai” vào ngày 24.07.1909“. (Hồ sơ số 36341, D.A.O.M., Rés.
Sup.Tonkin).
Bị săn đuổi liên tục và khắp nơi bởi cả quân triều đình và quân Pháp, Đề
Thám phải rút lui vào ẩn náu trong vùng rừng núi Tam Đảo và Yên Thế, thế
lực yếu dần, cho đến khi Đề Thám mắc mưu, bị ám sát chết vào đầu năm
1913. (Hồ sơ số 21413, D.A.O.M., Rés.Sup.Tonkin).