DẤU XƯA - TẢN MẠN LỊCH SỬ NHÀ NGUYỄN - Trang 284

282

D Ấ U X Ư A

Vụ

“Hà Thành đầu độc”, dù thất bại và Đề Thám bị thiệt hại

nhân sự nặng nề, 13 người bị chặt đầu, 4 người đi đày khổ sai
chung thân, 26 người đi đày từ 5 đến 20 năm, 10 người vô tù,
nhưng đã gây được xôn xao trong dư luận.

Quân Pháp treo giải thưởng cho cái đầu của Đề Thám và bắt

đầu một chiến dịch tảo thanh Đề Thám với nhiều mũi nhọn tấn
công liên tiếp từ đầu năm 1909. Chính trong chiến dịch này, lần
tấn công Don Dang* (Đồng Đăng) vào ngày 12 tháng 2 năm 1909,
Jean Gendre, ông nội của Claude, bị thương cùng với 15 quân lính
khác, sáu lính tử trận.

Trong vòng năm năm, từ 1908 đến 1913, vợ, con, thân quyến,

nghĩa quân của Đề Thám lần lượt bị giết, bắt sống, đi đày, chặt
đầu treo rọ trên cây. Một số thủ lãnh mệt mỏi ra đầu hàng quân
địch. Mất người vợ ba, cũng là một người bạn chiến đấu

1

, Đề

Thám cô đơn, len lỏi trong rừng Yên Thế, với vài cận vệ thân tín.
Alfred Bouchet theo đuổi Đề Thám bén gót.

Trong chương mười hai, tình huống sự thảm sát Đề Thám

đã được Claude Gendre diễn tả chi tiết. Đó là giai đoạn mà Toàn
quyền Albert Sarraut bắt đầu nắm quyền chính vào ngày 15 tháng
11 năm 1911 tại Việt Nam.

Đến cuối năm 1912 quân đội thực dân biết rằng núi rừng Yên

Thế che chở cho con hùm xám Yên Thế, nên không thể dùng
chiến lược đem lực lượng quân sự tảo thanh và đánh thẳng được
mà phải dùng cách đánh lén đánh ngầm bằng lực lượng cảnh sát
cơ sở.

1 Bà Đặng Thị Nhu, theo sử liệu Việt Nam.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.