69
T Ạ I S A O M Ấ T N Ư Ớ C T H Ờ I T Ự Đ Ứ C ?
lâm quân. Kề cận nhà vua còn có sáu đạo hải quân, lựa chọn từ
thành phần hải quân ở Huế và Quảng Nam. Mỗi cảng được trấn
đóng bởi một đạo hải quân. Nhà vua có 200 chiến thuyền lớn
trang bị với 16, 18, 20 và 22 khẩu cà nông, 500 chiến thuyền nhỏ
với 40 đến 44 tay chèo, trang bị bởi một khẩu cà nông đầu mũi và
giàn bắn đá, 100 chiến thuyền lớn với 50 đến 70 tay chèo, có cà
nông và giàn bắn đá.
Quân đội thường trực của vua, xem như thế, gồm có khoảng
80.000 quân lính, nhưng khi cần thiết, nhà vua có thể huy động
nhanh chóng lên thành 200.000 quân. Kinh thành Huế, xây dựng
lại từ năm 1821 cũng được trang bị bằng nhiều khẩu thần công.
Nhà vua thường xuyên đích thân duyệt binh, thăm viếng các
trại quân và xưởng đúc vũ khí.
Một văn kiện khác của năm 1845 cho biết, dưới thời vua Thiệu
Trị (1841-1847) đạo quân của triều đình vua gồm có khoảng
110.000 quân lính, nếu tính thêm cả ngự lâm quân của nhà vua
và đạo hải quân tình nguyện thì lên đến khoảng 150.000 chiến sĩ,
trang bị gần giống như quân đội của Pháp với cung nỏ, kiếm dài,
giáo rất dài, mộc chắn, 30.000 súng trường cá nhân và súng bắn
đạn to 50 gram, rất nhiều chiến thuyền và vài chiến thuyền lớn
theo khuôn mẫu Âu châu. Người lính nào tỏ vẻ sợ sệt, không hăng
hái tiến lên, bị chém đầu ngay tại chỗ. Chết trước hay chết sau,
cũng là chết, nếu may mắn thì được sống sót, nên người lính lao
vào chiến đấu.
Bởi thế, qua cái gọi là hiệp ước năm 1885, Pháp tước hết binh
quyền của nhà Nguyễn. Các vua Nguyễn hoàn toàn bị cô lập, mất
hết mọi quyền lực về binh bị cũng như tài chính.