ngắn nhưng Lâm rất phấn khởi, em cười thật tươi.
Mẹ Lâm thật sự đã nhận ra những mong muốn trong lòng con và
đáp ứng yêu cầu muốn được thử sức của con, cho con tận hưởng niềm
vui thành công. Cách làm thuận theo sự phát triển tự nhiên của trẻ như
vậy rất có lợi cho việc giáo dục con.
Cha mẹ nên là người biết lắng nghe, vui vẻ lắng nghe và giỏi lắng
nghe những điều con không nói. Có như vậy mới cảm nhận được niềm
vui, nỗi buồn của trẻ từ những điều chúng kể, hiểu trẻ nghĩ gì, muốn gì,
hy vọng điều gì, từ đó mới nắm được tư tưởng và cảm thấy vui mừng với
sự tiến bộ và thành công của trẻ. Hơn nữa, có như vậy cha mẹ mới có thể
dùng sự quan tâm của mình để hóa giải phiền não cho trẻ, tạo không
khí gia đình hòa thuận, ấm cúng, và xây dựng tình bạn chân thành với
chúng.
Vì vậy, những người làm cha mẹ nhất thiết không được coi thường
việc lắng nghe những mong muốn thầm kín của con. Chỉ như vậy, việc
giáo dục trẻ mới có thể có hiệu quả, có mục tiêu, giáo dục trong gia đình
mới được nâng cao về chất lượng và tầm vóc.
❋ LỚP HỌC LÀM CHA MẸ ❋
Lắng nghe những mong muốn trẻ không nói ra, mục đích chính là để
xây dựng mối quan hệ thân thiết với chúng, giúp chúng phát triển tính
cách toàn diện và lành mạnh. Vậy, làm thế nào để nhận ra mong muốn
thực sự của trẻ. Dưới đây là một vài phương pháp tham khảo.
☘ CHẤP NHẬN VÀ TÔN TRỌNG MỌI CẢM XÚC CỦA TRẺ
Khi trẻ nói chuyện, cha mẹ nên lắng nghe thật chuyên tâm, nhưng
đừng đưa ra lời kết luận nào. Cha mẹ không tiếp nhận biểu hiện của trẻ
mà chỉ cần tiếp nhận cảm xúc của chúng. Ví dụ, nếu trẻ nói mình rất
giận một bạn nào đó, cha mẹ nên đặt mình vào hoàn cảnh của trẻ và
đưa ra lời khuyên thích hợp, không được cho phép trẻ châm chọc hoặc
đánh người để thể hiện sự tức giận.
☘ CHO TRẺ BIẾT BẠN ĐANG LẮNG NGHE
Khi trẻ nói, cha mẹ nên thể hiện sự tôn trọng và cho trẻ thấy mình
muốn cùng chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc với trẻ. Cha mẹ nên dừng việc