DẠY CON ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ - Trang 112

mình đang làm lại, nhìn vào mắt con và nghiêm túc lắng nghe. Đồng
thời, nên thỉnh thoảng gật đầu hoặc nói những câu: “ừ…, đúng vậy…” để
cho thấy mình đang chú ý nghe.

☘ CHO TRẺ BIẾT ĐIỀU BẠN NGHE THẤY VÀ SUY NGHĨ CỦA BẠN

Thỉnh thoảng tổng kết hoặc lặp lại những điều quan trọng trẻ đã nói,

bao gồm cảm nhận của chúng và nguyên nhân khiến chúng cảm thấy
như vậy. Chỉ nghe và hiểu thôi là chưa đủ, cha mẹ còn nên dùng lời nói
để đáp lại những điều trẻ kể, nhưng đừng lặp lại từng từ mà trẻ đã nói,
hãy dùng cách biểu đạt tương tự để thể hiện ý đó.

☘ XÁC ĐỊNH CẢM XÚC CỦA TRẺ

Sau khi lắng nghe và quan sát thái độ của con, hãy thử xác định cảm

xúc của chúng. Nếu lần đầu tiên phán đoán không chính xác thì hãy thử
lại. Khi nói chuyện cần tôn trọng trẻ, giữ bình tĩnh, hơn nữa phải nói
chậm rãi. Khi phán đoán nhầm, hãy khích lệ trẻ giúp mình sửa.

Chỉ sau khi giúp trẻ xác định cảm xúc, cha mẹ mới đưa ra được

những lời khuyên đúng đắn, dạy chúng cách đối mặt với tình huống.
Nếu cha mẹ đưa ra lời khuyên đó trước thì sẽ gây trở ngại cho trẻ trong
việc nỗ lực bộc lộ và hiểu cảm xúc của chính mình.

☘ THẤU HIỂU NỘI TÂM TRẺ

Đôi khi, trẻ cũng không biết phải thể hiện mong muốn của mình thế

nào. Khi ấy, cha mẹ cần lắng nghe, suy nghĩ, quan sát nét mặt, lời nói,
động tác của trẻ để hiểu được thế giới nội tâm của chúng. Ví dụ khi trẻ
ngáp, có thể là do chúng mệt; trẻ chú tâm tới sự việc hoặc sự vật nào đó,
có thể là chúng có hứng thú; trẻ hoảng hốt, buồn bã có thể do gặp phải
vấn đề khó giải quyết.

CHÚ Ý ĐẾN SỰ THAY ĐỔI TÂM LÝ CỦA
TRẺ

Theo một cuộc điều tra, có 18,3% trẻ em gặp phải các trở ngại

về tâm lý, biểu hiện chủ yếu là chán học, tự ti, gặp khó khăn trong
hành vi. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chủ yếu gây nên
trở ngại tâm lý cho trẻ là cha mẹ quá nuông chiều trẻ, cha mẹ ly dị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.