hoặc có mối quan hệ không tốt, phương pháp giáo dục không đúng
đắn, gánh nặng học hành quá lớn hoặc có một chấn động tinh thần
nào đó làm trẻ thay đổi tâm lý đột ngột.
Ngày nay, bậc cha mẹ nào cũng mang nhiều kỳ vọng vào con, nhưng
lại chỉ coi trọng thành tích học tập, chỉ quan tâm đến sức khỏe của con.
Đó là hiện tượng trọng kiến thức mà quên giáo dục đạo đức, trọng rèn
luyện sức khỏe mà quên đi rèn luyện cả sự lành mạnh về tinh thần. Cá
biệt có gia đình, không những không nhận thức được những nhu cầu về
tinh thần của trẻ mà khi trẻ có hành động khác thường, lại dùng cách
giáo dục thô bạo để dạy con, có những người khi đối diện với những vấn
đề tâm sinh lý của con, đã không kịp thời chỉ dẫn, giúp đỡ khiến chúng
gặp nhiều trở ngại.
Năm nay, Huân đã học lớp mẫu giáo lớn. Một hôm, khi tới trường đón con,
mẹ nhận thấy Huân buồn bã. Mẹ hỏi: “Hôm nay con có chuyện gì không vui
sao?”
“Hôm nay chẳng vui chút nào cả”. Huân cáu kỉnh nói.
“Vì sao vậy? Có chuyện gì thế con?”, mẹ hỏi.
“Hôm nay có bạn mới đến, bạn ấy rất vui vẻ, lúc nào cũng kể chuyện vui cho
các bạn, các bạn không quan tâm đến con nữa?”. Thì ra nguyên nhân là
Huân bị các bạn lạnh nhạt.
“Như thế không phải rất thú vị sao? Sau này, con sẽ được chơi với bạn biết
kể chuyện cười, điều đó thú vị chứ”, mẹ nói.
“Nhưng các bạn không chơi với con nữa”. Huân hơi lo lắng.
“Chỉ cần con chơi với bạn mới như các bạn, thì các bạn khác sẽ chơi với con,
có phải không?”.
“Vâng, con thấy mẹ nói đúng ạ”. Huân thấy mẹ nói hợp lí, trên đường về, em
lại vui vẻ như thường.
Trong ví dụ này, người mẹ đã kịp thời nhận biết được cảm xúc của
con, từng bước tìm hiểu nguyên nhân, tích cực chỉ dẫn, điều chỉnh cảm
xúc tiêu cực đó, tránh việc trẻ bị kìm nén trong trạng thái không tốt,
ả
nh hưởng tới sự phát triển tính cách lành mạnh.
Trẻ nào cũng sẽ gặp phải những việc không theo ý muốn, ngay cả
những trẻ vốn rất lạc quan cũng vậy. Khi trẻ gặp khó khăn, người lớn