cách tự kiểm điểm, trẻ có thể kịp thời sửa chữa lỗi lầm, không ngừng
điều chỉnh độ nhạy cảm và chính xác khi tiếp nhận thông tin. Trẻ biết tự
kiểm điểm là nắm trong tay bí quyết tự hoàn thiện và trưởng thành lành
mạnh. Vậy, có cách gì để bồi dưỡng cho trẻ khả năng tự kiểm điểm? Các
bậc phụ huynh có thể tham khảo một vài gợi ý sau.
☘ KHÔNG TRỰC TIẾP CHỈ TRÍCH LỖI CỦA TRẺ
Khi trẻ mắc lỗi, nếu cha mẹ chỉ biết trách mắng sẽ khiến trẻ thấy
phản cảm, nảy sinh tâm lý chống đối, hạn chế sự phát triển trí lực của
trẻ. Lúc này, bố mẹ hãy bình tĩnh chỉ dẫn một cách khéo léo, để trẻ
nhận ra lỗi và tự kiểm điểm. Trong ví dụ trên, nhờ sự hướng dẫn của bà
ngoại mà Luân đã nhận ra lỗi lầm trong hành động của mình.
☘ ĐỂ TRẺ TỰ CHỊU HẬU QUẢ
Nhiều cha mẹ thường gánh hậu quả thay trẻ khi chúng làm sai,
khiến chúng cảm thấy làm sai cũng chẳng sao, từ đó, trẻ mất đi tinh
thần trách nhiệm, ảnh hưởng không tốt cho việc bồi dưỡng khả năng tự
kiểm điểm, trẻ sẽ dễ dàng phạm một lỗi nhiều lần. Vì thế, cha mẹ nên để
trẻ tự chịu hậu quả do sai lầm của mình, để chúng hiểu khi phạm lỗi sẽ
gây nên hậu quả không tốt, thậm chí là nghiêm trọng. Trong ví dụ trên,
Luân vớt cá ra chơi, phải để em biết được rằng cá chết sẽ rất đáng tiếc,
bể cá cũng sẽ trống trơn, hành động đó sẽ mang lại hậu quả không thể
cứu vãn.
☘ COI TRỌNG TÁC DỤNG CỦA CẢM XÚC TIÊU CỰC
Dạy trẻ chính trực, lương thiện, dũng cảm sẽ tạo dựng cho trẻ một
tâm hồn đẹp, nhưng khi làm trẻ xấu hổ, áy náy cũng mang lại lợi ích
không nhỏ. Hơn nữa, những cảm xúc tiêu cực đó để lại ấn tượng sâu sắc
hơn, thúc đẩy chúng không ngừng tự kiểm điểm, phân biệt tốt xấu,
đúng sai, sửa chữa lỗi lầm.
☘ CHỈ DẪN TRẺ CÁCH DỰ ĐOÁN HẬU QUẢ
Phần lớn trẻ nhỏ thường dễ bị kích động, khi chúng muốn làm việc
gì thì không suy nghĩ đến hậu quả. Hơn nữa, trải nghiệm cuộc đời của
trẻ vẫn chưa nhiều, những gì chúng dự đoán thường không giống với
người lớn. Lúc này, cha mẹ có thể chỉ dẫn cho trẻ, nếu trẻ vẫn không suy