nghĩ được như người lớn thì đừng ngại cho chúng thử, kết quả chắc chắn
sẽ khác hẳn với những gì chúng dự đoán, từ đó, trẻ sẽ tự nhìn nhận lại
hành vi của bản thân. Ví dụ, dùng xong đồ nhưng không cất lại chỗ cũ
thì lần sau sẽ không tìm thấy, hãy cho trẻ trải qua cảm giác đó, dần dần,
chúng sẽ có thói quen lường trước mọi hậu quả, và dễ lắng nghe lời
khuyên của cha mẹ hơn.
☘ GIÚP TRẺ BIẾT TỔNG KẾT KINH NGHIỆM
Tổng kết kinh nghiệm thực chất là một cách tự kiểm điểm. Khi trẻ
nhận ra hành động và kết quả có mối quan hệ nào đó thì chúng sẽ nghĩ
trước rồi mới hành động. Có thể trẻ sẽ có đánh giá trước với hành động
của mình, xem kết quả xảy ra liệu có như mình dự đoán không. Nếu
đúng như vậy thì trẻ sẽ tiếp tục làm, nếu không đúng thì trẻ sẽ rút kinh
nghiệm, điều chỉnh suy nghĩ. Đây cũng là một loại cơ chế tự kiểm điểm
của trẻ.
Lúc này, cha mẹ tốt nhất đừng áp đặt giá trị quan của mình lên trẻ,
hãy hướng dẫn chúng từng bước rút kinh nghiệm. Ví dụ, nên nói với
con: “Sao lại thế này nhỉ? Con nghĩ xem, nếu làm theo cách mẹ nói thì
sẽ ra sao?”, “Đôi khi con nên nghe lời khuyên của người khác, như vậy
sẽ tránh được một vài vấn đề”. Như thế, trẻ sẽ dễ chấp nhận hơn.
Nếu trẻ biết cách thường đúc rút bài học kinh nghiệm thường xuyên,
thì chúng sẽ biết cách tự giác kiểm điểm, điều đó rất có ích cho cuộc
sống của trẻ.