KỸ NĂNG 5:
TIẾP THU SỰ PHÊ BÌNH
Ai trong chúng ta cũng thích được khen, hoàn toàn
không thích bị phê bình. Tuy nhiên, mỗi người lại cần học cách tiếp
nhận sự phê bình một cách bình thản. Những trẻ không chấp nhận
ý kiến phê bình, khi lớn lên đều tránh xa, thậm chí còn có thái độ
“bỏ ngoài tai” lời góp ý của người khác.
Ngày nay, nhiều cha mẹ làm việc gì cũng phải nhìn sắc mặt con, dỗ
dành con, chỉ cần con có chút biểu hiện tốt là không ngừng khen ngợi,
còn khi làm sai thì lại ít phê bình, điều này khiến trẻ ngày càng không
biết chấp nhận bị phê bình. Giống như người lớn, trẻ con cũng thích
được khen chứ không thích bị chê. Những trẻ không thể chấp nhận lời
phê bình thì rất dễ trở thành “ông tướng con”, không biết thế nào là
đúng sai, trái phải, điều này rất không tốt cho sự phát triển lành mạnh
của chúng.
Con trai chị Hường năm nay 4 tuổi, bình thường, cậu bé rất hiểu biết, thấy
bạn khác có gì không tốt cậu đều tìm được lý do, và nói nên làm thế nào mới
đúng. Nhưng nếu bản thân có hành vi không đúng hoặc bị phê bình, cậu liền
nổi giận, giậm chân kêu khóc.
Những lúc đó, chị Hường thường để con về phòng lấy lại bình tĩnh, nhưng cậu
lại cố tình làm loạn, đập cửa rầm rầm. Khi thấy không ai để ý đến mình thì giả
vờ ra chỗ bố mẹ nhìn thấy để khóc lóc, bố mẹ đi đâu là theo đấy. Khi hỏi có
biết sai chỗ nào không thì em lại không nói gì.
Trong ví dụ trên, con của chị Hường là điển hình của những đứa trẻ
không thích bị phê bình. Chị muốn con bình tĩnh lại để tự kiểm điểm,
nhưng con lại càng nóng giận. Nếu không biết cách giáo dục, cậu bé
chắc chắn sẽ ngày càng khó bảo và không nghe lời người lớn hơn.
Vì thế, cha mẹ nên chỉ dẫn con biết cách chấp nhận phê bình của
người khác, chỉ cần chấp nhận thì lời phê bình cũng sẽ giống như lời
khen, hơn nữa còn có tác dụng cảnh tỉnh mà lời khen không có được.
❋ LỚP HỌC LÀM CHA MẸ ❋
Cha mẹ nên dạy trẻ biết chấp nhận sự phê bình khi còn nhỏ, nó