giải thích.
☘ KHÔNG KINH NGẠC TRƯỚC NHỮNG LỜI PHÊ BÌNH CỦA
NGƯỜI KHÁC
Chúng ta đề cao phương pháp giáo dục khen ngợi là chính.Nhưng,
nếu trẻ chỉ toàn nghe lời khen thì sẽ không tốt cho sự trưởng thành của
chúng. Cha mẹ nên vừa khẳng định mặt tốt, vừa phê bình mặt xấu của
trẻ. Đương nhiên, ngữ khí khi phê bình nên nhẹ nhàng, nội dung phê
bình đúng trọng tâm. Cha mẹ cần yêu cầu trẻ nghiêm túc lắng nghe, giữ
thái độ bình tĩnh, có lỗi thì sửa, không có thì tránh phạm phải lỗi đó.
☘ CHO PHÉP TRẺ GIẢI THÍCH
Khi phê bình con, cha mẹ không được quá độc đoán, hãy cho con cơ
hội giải thích. Thực tế, mọi việc trẻ làm đều có lý do, cho phép trẻ giải
thích, cha mẹ sẽ không chỉ hiểu được sự việc một cách toàn diện, mà
còn có thể hướng dẫn cho trẻ biết tự kiểm điểm bản thân. Chẳng hạn, tại
sao hành động của trẻ lại không được người khác chấp nhận, có phải có
chỗ nào chưa tốt không. Đương nhiên, phải cho trẻ hiểu, giải thích
không có nghĩa là cho phép chúng chối bỏ trách nhiệm.
☘ PHÊ BÌNH THÍCH ĐÁNG
Nếu khi phê bình con, có mặt đứa trẻ khác ở đó thì cha mẹ nên chú ý
bảo vệ lòng tự trọng cho trẻ, không nên phê bình lộ liễu, thái quá. Ngoài
ra, khi nói về đứa trẻ khác, cha mẹ nên bình luận một cách đúng đắn,
đừng quá khoa trương khiến trẻ tị nạnh với nhau. Cha mẹ cần dạy con
bình tĩnh, không kích động khi bị phê bình, nhưng không có nghĩa là
im lặng không nói gì mà, cần yêu cầu con kiểm điểm lại xem mình sai ở
chỗ nào.