không chỉ tạo nên nhân cách hoàn chỉnh cho trẻ mà còn giúp chúng
thành công trong cuộc sống. Dưới đây là một vài gợi ý để cha mẹ dạy trẻ
cách chấp nhận lời phê bình.
☘ ĐƯA NHỮNG LỜI PHÊ BÌNH VÀO CUỘC SỐNG CỦA TRẺ
Giáo dục con đương nhiên nên biểu dương là chính, nhưng hãy cho
trẻ nghe thấy cả những lời phê bình. Khi phê bình nên dùng ngữ khí dịu
dàng, phân tích đúng trọng tâm, đồng thời lấy khen ngợi làm tiền đề.
Hãy cho trẻ biết rằng, khen và chê ai đó là chuyện bình thường. Thực tế,
những trẻ khi còn nhỏ chấp nhận được lời phê bình thì khi trưởng thành
sẽ dễ thích ứng với xã hội, có tâm lý bình tĩnh đối mặt với những lời phê
bình của người khác, khả năng chịu đựng khó khăn cũng tốt hơn.
☘ GIÚP TRẺ BIẾT NGHIÊM TÚC LẮNG NGHE
Dù lời phê bình có gay gắt thế nào, thì cha mẹ cũng nên yêu cầu trẻ
nghe một cách nghiêm túc. Vì chỉ khi nghiêm túc lắng nghe, trẻ mới
phát hiện được những đạo lý trong đó, rồi mới có thể chấp nhận một
cách khiêm tốn. Từ đó, dần cho trẻ hiểu rằng, lắng nghe nghiêm túc sự
phê bình của người khác là một biểu hiện văn minh, hơn nữa cũng là
cách tất yếu để hoàn thiện bản thân.
☘ DẠY TRẺ CÁCH BÌNH TĨNH XỬ LÝ SỰ VIỆC
Cha mẹ nên dạy trẻ biết cách khiêm tốn tiếp nhận những lời phê
bình hợp lý, phân tích cho trẻ thấy những điều có lý trong lời phê bình
đó, thậm chí đưa ra các cách để thay đổi. Đương nhiên, cảm ơn người
phê bình sẽ thể hiện được thành ý của mình. Hãy dạy trẻ kỹ xảo bình
tĩnh xử lý, nghĩa là không cãi lại, không “phản kích để tự vệ”, ngược lại,
nên bình tĩnh lắng nghe.
☘ KHÔNG CẦN THIẾT PHẢI CHẤP NHẬN MỘT CÁCH ẤM ỨC
Nếu lời phê bình không đúng sự thật thì nên cho trẻ giải thích, vì
thực tế, trẻ phải chấp nhận lời phê bình một cách ép buộc, thì trong
lòng sẽ rất ấm ức, điều này hoàn toàn không có lợi, thậm chí còn có thể
gây ra nhiều điều không hay. Đồng thời, cũng nên cho trẻ hiểu: mục
đích của việc giải thích không phải để trốn tránh trách nhiệm. Thêm
vào đó, cha mẹ nên yêu cầu trẻ giữ thái độ bình tĩnh, thực sự cầu thị khi