☘ XÂY DỰNG VĂN HÓA ĂN UỐNG
Người xưa có câu “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, quả thật, trong
cuộc sống, văn hóa trên bàn ăn là thiết thực nhất, hãy coi bàn ăn như
lớp học đầu tiên để dạy con bạn về nghi thức xã giao! Trước hết, bữa
cơm gia đình cần có đầy đủ các thành viên, trẻ ngồi ăn với người lớn
càng nhiều thì càng có cơ hội học được những quy tắc xử sự cần thiết.
Cha mẹ cần hiểu khả năng của trẻ đến đâu, không nên nóng vội; nếu
không sẽ gây cảm giác khó chịu cho trẻ. Ngoài ra, nên tận dụng những
ngày nghỉ, ngày lễ làm cơ hội để bạn dạy con cách đi đứng, ăn mặc, ăn
uống và ứng đối.
☘ DẠY TRẺ NÓI “CẢM ƠN”
Giữa người với người cần có sự cảm thông, lòng cảm kích, trẻ cũng
không ngoại lệ. Trẻ giúp bạn việc gì hoặc làm việc khiến bạn vui, bạn
đều nên nói lời cảm ơn chúng. Như vậy cũng là cách giáo dục con cần
phải biết cảm ơn khi người khác làm điều tốt cho mình.
☘ LẤY MÌNH LÀM GƯƠNG
Cha mẹ là người có ảnh hưởng trước tiên và sâu sắc nhất đối với trẻ,
là tấm gương trẻ học theo sớm nhất và nhiều nhất. Cha mẹ có thể cùng
con học, cùng giám sát lẫn nhau, điều này sẽ kích thích tính tích cực của
trẻ.
☘ TÌM THẦN TƯỢNG ĐỂ TRẺ HỌC TẬP THEO
Cha mẹ có thể bắt đầu từ sở thích của trẻ, cho trẻ xem một số bộ
phim, trong đó có những nhân vật xuất sắc; hoặc tìm những bạn cùng
tuổi khá giỏi để dựng nên cho trẻ một “thần tượng”, hoặc khai thác
những ưu điểm từ người trẻ ngưỡng mộ, chỉ dẫn chúng học theo phép
lịch sự, phong độ của họ. Ưu thế lớn nhất của phương pháp “thần tượng”
là trẻ chủ động bắt chước, điều này có hiệu quả hơn việc cha mẹ chỉ biết
giáo huấn, chỉ trích.
KỸ NĂNG 9:
GIỮ LỜI HỨA