Chữ tín là cái gốc để con người trưởng thành độc lập. Mạnh Tử
nói: “Người không có chữ tín thì sẽ không làm được gì”. Một người
không giữ chữ tín sẽ không được người khác tôn trọng. Bởi vậy,
không nên tùy tiện hứa hẹn. Đã hứa là phải làm, đó không chỉ là
tôn trọng người khác mà còn là tôn trọng chính mình.
Giữ chữ tín là cái gốc để con người lập thân, nó cũng có ích trong
việc giáo dục con cái. Nếu cha mẹ cho rằng, con còn nhỏ nên có thể tùy
tiện hứa với chúng thì rất sai lầm. Mọi hành động, lời nói của cha mẹ
đều in sâu trong tâm trí trẻ và chúng có thể mô phỏng theo bất cứ lúc
nào. Nếu một ngày nào đó, cha mẹ nhận ra con mình có lời nói không
đi đôi với việc làm, thì hãy xem lại lời nói và hành vi của bản thân, vì
phần lớn hành động của con là do bắt chước cha mẹ.
Có câu chuyện về Tăng Tử thế này: Tăng Tử và vợ đưa con trai đi chợ, đến
chợ con trai khóc không ngừng, vợ Tăng Tử liền nói nếu con nín khóc thì về
nhà sẽ được ăn thịt lợn.
Đến khi về nhà, Tăng Tử cầm dao chuẩn bị giết lợn, vợ vội ngăn lại: “Thiếp
chỉ dỗ con vậy thôi mà!”, nhưng Tăng Tử nói: “Tuy con còn nhỏ nhưng không
được bỡn cợt nó, giờ nàng nói dối nó thì sau này nói cũng sẽ nói dối lại nàng,
sau này nó cũng sẽ không tin tưởng nàng nữa”. Cuối cùng, Tăng Tử vẫn mổ
lợn cho con ăn. Câu chuyện Tăng Tử đã lưu truyền rộng rãi, được các chuyên
gia giáo dục coi là câu chuyện điển hình trong việc giữ lời hứa.
Chắc hẳn có nhiều cha mẹ đã từng hứa với con, nhưng có bao nhiêu
người thực hiện được lời hứa? Đây là câu hỏi đáng để mọi người suy
nghĩ. Tuy trẻ còn nhỏ nhưng khả năng bắt chước rất tốt, nếu lời nói và
hành động của cha mẹ không thống nhất, không thực hiện đúng lời hứa
thì trẻ sẽ học theo như vậy. Nếu cha mẹ thường xuyên không thực hiện
lời mình nói, thì lâu dần trẻ sẽ nghĩ rằng không giữ lời hứa là chuyện
bình thường. Khi điều này trở thành thói quen thì cha mẹ muốn sửa
cũng không kịp nữa. Vì thế, cha mẹ không nên hứa một cách tùy tiện,
đã hứa là phải làm, để rèn cho trẻ thói quen và đức tính giữ chữ tín.
Một bà mẹ người Anh đến chơi trong một gia đình người Việt vài hôm, cô đưa
con gái 8 tuổi đi cùng. Bà mẹ Việt rất giỏi bếp núc, một hôm cô nói: “Hôm
nay tôi làm kem, mọi người thử nếm xem kem Việt Nam có ngon không?”.
Cháu gái 8 tuổi nghĩ chắc chắn kem Việt Nam không ngon nên bảo mình